Lộ trình 20 ngày xử lý triệt để trạng bé ngủ ngày cày đêm

Contents

Con quấy đêm, Nếu ko phải vì bé có vấn đề về tiêu hoá, đau bụng mà quấy đêm thì chỉ có một cách là rèn con ngủ đêm, nếu mẹ ko giúp bé điều chỉnh thì qua 3 tháng tuổi vẫn ngủ ngày cày đêm..😂

Trước hết mẹ cần ghi lại thật kỹ giờ ăn ngủ của con để theo dõi và điều chỉnh. Mẹ sẽ nắm được con hay ngủ tầm nào, ngủ được bao lâu, tầm nào con ngủ sâu nhất để thực hiện dựa trên nhu cầu của con.

🎉 TÓM TẮT: Để bé ko ngủ ngày cày đêm ngay từ khi lọt lòng, mẹ cần:

⚡Tập cho bé phân biệt ngày đêm bằng cách tắt đèn tối kể từ 19h. Ban đêm giữ im lặng và tối
⚡Cho bé một lịch ăn và ngủ hợp lý, khoa học
⚡Cả nhà cần hợp tác và tự đi ngủ sớm cùng bé. Nếu các hoạt động của cả nhà vẫn diễn ra sôi nổi, 12-1h đêm bé vẫn chưa ngủ là chuyện dễ hiểu. Người lớn cần làm gương.
⚡Cho bé đi ngủ đêm sớm. Bé sơ sinh ngủ đêm tốt nhất là 19h. Các bé lớn hơn ko ngủ muộn quá 22h, lý tưởng nhất là trc 21h. Nếu để bé ngủ muộn so với độ tuổi, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ và tỉnh dậy nhiều lần vào ban đêm.
⚡Hỗ trợ bé ngủ liền mạch vào ban đêm trong thời gian đầu.
Click vào ảnh để xem chi tiết

🌞Cách làm chi tiết và cụ thể

⁉️ Tại sao các bé sơ sinh thích ngủ ngày cày đêm?

Lỗi đầu tiên thuộc về mẹ. Bé sơ sinh vừa ra khỏi bụng mẹ ko thể phân biệt được ngày đêm. Khi mang bầu mẹ có thể để ý thấy buổi tối và ban đêm bé quậy hơn nhiều so với ban ngày, thói quen chơi ban đêm hình thành từ khi bé còn trong bụng. Vì vậy khi ra đời, bé vẫn giữ thói quen “cú đêm” đó.
Bé trong bụng và trong những tháng đầu, hầu như ko ra ngoài trời đủ lâu để biết à trời đang chuyển dần sang tối, tối là vạn vật đi ngủ. Hầu như bé chỉ ở trong phòng, ban ngày có ánh sáng, tối có đèn điện, với bé lúc nào cũng giống như ban ngày vậy. Bé cũng chưa thể tham gia vào hoat động xã hội nên ko thể nắm bắt nhịp sinh học của người lớn. Vì vậy mẹ chưa dạy bé phân biệt ngày đêm, thì lỗi đó thuộc về mẹ. Và các mẹ sửa lỗi thế này nhé :
Làm thế nào khi bé hay thức đêm ngủ ngày?
Click vào ảnh để xem chi tiết

 Cuộc chiến 10 ngày lần thứ nhất: Dạy con biết ngày – đêm

👉 Ban ngày sáng đèn, thực hiện tắt đèn tối từ 19h đến hết sáng hôm sau.
Như vậy cứ 6-7h tối mẹ để đèn ngủ chỉ đủ mẹ nhìn pha sữa và canh chừng con. Đóng cửa và hạn chế tất cả các hoạt động khác, không chơi cùng con. Tuyệt đối không tạo tiếng ồn, ko dỗ “mẹ đây, mẹ đây”… Có thể tạo âm thanh ” xuỳ xuỳ” giống xi tè bên tai để trấn an con. ( đây cũng là một phương pháp luyện ngủ của nc ngoài)
Ban đầu để tạo thói quen ngủ vào 1 giờ nhất định buổi tối, những ngày đầu mẹ nên dùng mọi cách: ru,ti giả, đung đưa… để con ngủ đúng giờ, hình thành thói quen ngủ và nhịp sinh học. Đừng lo vì em bé sơ sinh chưa bị làm hư bởi những thứ đó.

🔥10 ngày tiếp theo: giúp con ngủ liền mạch giấc đêm

– Gọi dậy để đêm buồn ngủ: Giấc ngủ cuối trước giờ đi ngủ đêm ( giấc chiều muộn) , mẹ nên cho bé ngủ 30 40phút là đủ, để bé thức dài hơn một chút vào cữ này bé sẽ buồn ngủ và dễ dàng đi vào giấc đêm hơn.
– Ví dụ: Bữa chiều của bé là 17h, ăn xong 45p đến 1 tiếng sẽ đi ngủ ( lịch trình bé 3 tháng, bé sơ sinh chỉ 15-20p cần đi ngủ luôn). Như vậy giấc ngủ ngày cuối cùng của bé vào khoảng 18h. Sau 3 tiếng tức 20h tối bé sẽ ăn bữa đêm cuối cùng.
=>>>> Như vậy mẹ sẽ cho ngủ 30p đến 18:30 là gọi dậy, tắm táp hoặc chơi cùng bé để bé tỉnh táo và thức đến bữa ăn cuối ( 20h). Sau khi ăn xong bữa cuối thì bé cũng đã rất rất buồn ngủ vì thức dài, nên bé sẽ dễ dàng đi ngủ đêm luôn mà ko thức để chơi quá lâu nữa.
Các bé ngủ thẳng giấc ko phải là ngủ yên 1 mạch đến sáng. Mà chu kỳ ngủ của trẻ vẫn diễn ra, vẫn có giai đoạn ngủ sâu và ngủ REM ( chập chờn). Các bé ngủ đc liền mạch là do tự dỗ mình vào giấc ngủ tiếp sau mỗi chu kỳ kết thúc. Ví dụ chu kỳ ngủ 3 tiếng là kết thúc, bé sẽ chuyển sang trạng thái lơ mơ dễ bị tỉnh giấc. Những bé tự chuyển giấc đc sẽ ngủ tiếp, những bé ko tự ngủ tiếp đc sẽ dậy và khóc. Và những bé vẫn ăn đêm thì sẽ dậy khóc vì đói. Việc của mẹ là hiểu con cần gì và đáp ứng nhu cầu, giúp con ngủ liền mạch ko thức dậy khóc và chơi.
12 mẹo dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực nhanh
Click vào ảnh để xem chi tiết

❗️Đối với các bé ko chuyển đc giấc nên bị tỉnh, ko phải dậy vì ăn:

Những bé bị thức dậy nhưng chỉ bú vớ vẩn, ko ăn nhiều tức là bé ấy ko phải dậy vì đói; mà bị tỉnh vì ko tự chuyển giấc đc. Thì đêm hôm sau mẹ sẽ xử lý như sau:
Mẹ để ý kết thúc 1 chu kỳ ngủ, giữa đêm bé tỉnh, chân tay cử động. Việc của mẹ là im lặng theo dõi. Nếu chỉ cử động, miệng ko kêu è è, tức đó chỉ là một hoạt động trong giấc ngủ thôi, mẹ ko can thiệp để tự bé xử lý và ngủ tiếp. Nhiều bé thậm chí mở mắt, xoay người liên tục hoặc đứng hẳn lên thành cũi, nhưng thực ra cơ thể vẫn đang trong trạng thái ngủ, chỉ là bé chuẩn bị chuyển giấc thôi. Nếu ko ọ oẹ và khóc mẹ đừng vội can thiệp, có thể các bé sẽ tự ngủ tiếp.
Nếu chân tay đạp mạnh hơn, miệng bắt đầu e e chuẩn bị khóc và tỉnh hẳn, mẹ hãy cho bé một chiếc ti giả, hỗ trợ bé bằng cách vỗ mông hoặc bế lên đung đưa một chút. Thời gian đầu có thể sẽ dậy nhiều nhưg ko phải dậy đòi ăn, nếu mẹ có thể dỗ ngủ tiếp thì kiên trì dỗ. Lâu dần bé sẽ quen ngủ đc giấc dài hơn.
7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1) - Đệm Ngủ Đúng Tư Thế Và Chống Trào Ngược  Coza Baby Bed Hàn Quốc
Click vào ảnh để xem chi tiết

❗️Đối với các bé tỉnh dậy giữa đêm vì đói

Các bé dưới 3thang tuổi vẫn cần ăn đêm. Trên 4 tháng tuổi mẹ nên tập bỏ ăn đêm. Bé dậy giữa đêm vì đói thì mẹ hãy xử lý:
+ Nếu mẹ cho con ti đêm thì quá tuyệt vời để con ngủ liền giấc, ngay khi con cựa quậy tỉnh giấc, mẹ bế lên và cho ti luôn. Khi ti bé sẽ tiếp tục đi ngay vào giấc ngủ tiếp theo mà không cần dỗ. Có thể bé sẽ ăn rất ít mà ngủ ngay, nếu đạt giấc ngủ dài thì cứ kệ bé ngủ. Điều đó càng tốt để cai ti đêm. Nếu dậy mà ăn ít rồi lăn ra ngủ luôn, có thể bé ko phải dậy vì đói, mẹ cần theo dõi để hiểu bé yêu của mình. Nếu ăn ít và ngủ ngắn vì đói thì mẹ khẽ lay con để ăn tiếp cho no bụng, ngủ sâu.
+ Nếu mẹ cho bú bình, đặt đồng hồ pha sữa trước giờ con dậy, khi con vừa dậy là có sữa ăn đêm ngay. Mẹ để con tỉnh táo và chờ đợi càng lâu thì con sẽ càng khó ngủ trở lại. Nếu bé cáu gắt vì đợi lâu, mẹ cho bé ti giả để trấn an. Dần dần bé sẽ ngủ được những giấc liên tục, chỉ thức dậy ăn đêm và ngủ ngay sau đó.

❗️Đối với những bạn thức dậy giữa đêm vì khó chịu bỉm:

Khi bé cần thay tã, mẹ nên thực hiện thật nhanh TRƯỚC bữa ăn đêm của con; vì ăn xong con sẽ ngủ ngay, mẹ thay tã sẽ khiến con mất giấc ngủ.
Tốt nhất mẹ nên dùng lọai bỉm êm ái thấm hút tốt vào ban đêm để ko ảnh hưởng giấc ngủ của con. Nếu đêm bé ko ăn hoặc ăn ít mà ngủ liền mạch, thì sẽ ko đi tiểu nhiều, ko lo tràn bỉm. Với những bé đã biết ban đêm là để đi ngủ, cũng sẽ ko đi ị về đêm.
=> Tổng kết lại, tất cả những hành động này sẽ giúp Bé sẽ hiểu: Đêm là trời tối, tối thì phải đi ngủ. Những hoạt động ban đêm sẽ diễn ra thật nhanh ko ồn ào, và mẹ sẽ ko chơi cùng mình.

⁉️ Còn ban ngày thì sao?

Ban ngày mẹ đánh thức con lúc 7h sáng ( kể cả con thức cả đêm và vừa mới ngủ); vệ sinh cá nhân cho con, bật nhạc Tiếng Anh vui vẻ, cho con tập vận động, cho con ăn và chơi cùng con. Điều đó báo hiệu đêm đã kết thúc. Việc đánh thức vào 1 giờ nhất định rất quan trọng, giúp con biết một ngày mới đã bắt đầu. Mẹ đừng để con thoải mái ngủ, như vậy chỉ khiến bé quen với việc ngủ ngày. Ngủ ngày quá dài thì đêm sẽ thức.
Ban ngày sau mỗi cữ ăn mẹ vỗ cho bé ợ, cho bé vận động, chơi cùng bé một lúc tuỳ vào thời gian thức theo độ tuổi của bé ( ví dụ bé 3 tháng chơi 20-30p, bé 5 tháng chơi 60 phút mới vào giấc ngủ; còn bé sơ sinh chỉ thức đc 15p là mệt nên ăn xong sẽ cần ngủ ngay ko chơi). Điều này giúp bé biết ban ngày ăn xong mình sẽ đc chơi, khác với ban đêm.
Ban ngày khi bé ngủ mình ko giữ im lặng tuyệt đối như ban đêm, vẫn làm mọi việc bình thường nhưng âm thanh nhỏ vừa phải, chỉ tránh tiếng động lớn và đột ngột. Điều này giúp bé quen với những âm thanh của ban ngày, còn ban đêm sẽ hoàn toàn tĩnh mịch.
Để bé hợp tác hơn với việc ngủ, đồng thời ăn uống tốt hơn. Mẹ nên tìm hiểu và thực hiện cho bé một nếp sinh hoạt đều đặn. Mẹ theo Easy 3 ( các mẹ tìm hiểu thêm về nếp easy) tuy nhiên có điều chỉnh. Ví dụ easy cho bé ngủ từ 7h – 9h, giờ tắm 17h – mẹ linh động rỗi lúc nào tắm lúc ấy, bé ngủ thẳng giấc đêm – bé vẫn có thể ăn đêm 1-2 lần khi dưới 3 tháng.

Tóm tắt là cho bé ăn – vận động – ngủ theo quy trình lặp đi lặp lại, lâu dần bé sẽ thành thói quen cứ tầm nào là đói, tầm nào là buồn ngủ. Nhờ sự ghi chép lại giờ giấc mẹ sẽ nắm được lịch trình của bé để đáp ứng phù hợp.

⁉️ Bao nhiêu lâu thì con vào nếp?

Mẹ bắt đầu tạo thói quen cho con khi con 15 ngày tuổi, có thể đến khi 1 tháng hơn con mới bắt đầu không thức đêm và ngủ được những giấc 2,5 tiếng. Đến 3 tháng tuổi con bắt đầu ngủ đêm được những giấc 4-5 tiếng, dậy ăn đêm 1 lần vào 2h hoăc 3h. 4 tháng tuổi con ngủ xuyên đêm 11 tiếng ko ăn.
Các mẹ nên hiểu rằng, mỗi bé mỗi nết nhưng dạy con phân biệt ngày đêm và giúp con ăn ngủ có trình tự, con sẽ ngoan hơn rất nhiều. Có thể ko tự ăn tự ngủ như các bé khác,nhưng chắc chắn mẹ sẽ đỡ mệt hơn, cả mẹ và con đều hiểu nhau hơn.
Các mẹ hãy kiên nhẫn nhé.Chúc các mẹ và bé thành công!🤗
Nguồn: Quỳnh Anh
Xem thêm:
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*