Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm và cách khắc phục

Trẻ-sơ-sinh-ngủ-ngày-thức-đêm-và-cách-khắc-phục-bluecare

Chăm sóc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm rất vất vả và dễ khiến cha mẹ mất sức, mệt mỏi. Vậy tại sao trẻ lại ngủ ngày thức đêm và làm gì để khắc phục?

Trẻ-sơ-sinh-ngủ-ngày-thức-đêm-và-cách-khắc-phục

Contents

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu thì đủ?

Việc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm không phải là chuyện hiếm gặp. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Trước khi tìm ra cách khắc phục cho bé thì mẹ cần hiểu để biết khi nào con ngủ đủ giấc, khi nào con rơi vào tình trạng thiếu ngủ.

  • 2 tháng đầu: Lúc này, trẻ vẫn đang tập làm quen với thế giới bên ngoài bụng mẹ nên trẻ chưa biết phân biệt được ngày và đêm. Đây cũng là giai đoạn mà hay xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm, bé có thể ngủ bất kỳ lúc nào, không phân biệt ngày đêm, trung bình ngủ 10-18 tiếng mỗi ngày, mỗi lần ngủ kéo dài khoảng 3-4 tiếng.
  • 3-6 tháng tuổi: Giấc ngủ của bé có thể kéo dài 6 tiếng liên tục.
  • 6-9 tháng tuổi: Đây là thời gian bé đã học cách phân biệt được ngày và đêm, con có thể bớt ngủ ngày thức đêm đi và thỉnh thoảng muốn có bố mẹ ở cạnh khi ngủ.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm, mẹ hãy theo dõi và xác định để biết cách khắc phục hiệu quả cho con nhé

  • Đèn ngủ quá sáng

Mẹ để đèn ngủ quá sáng cũng khiến con khó phân biệt ngày và đêm, cũng dễ thức giấc, ảnh hưởng giấc ngủ hơn. Vậy nên nếu bé bị ngủ ngày thức đêm, mẹ cần xem xét lại hệ thống đèn ngủ xem đó có phải là nguyên nhân khiến bé thức hay không nhé.

  • Phòng ngủ có nhiều yếu tố kích thích

Nếu bé ngủ trong căn phòng có tiếng ồn, hay bị ảnh hưởng bởi việc những người lớn đang còn thức… thì con cũng khó vỗ giấc hơn. Ngoài ra, nếu mẹ muốn sử dụng tiếng ồn để con được ngủ thì nên dùng tiếng ồn trắng (white noise) thay vì mở nhạc, cho con xem tivi, treo chuông hay lục lạc đầu giường nơi con ngủ…

  • Quen bú đêm

Thời gian đầu, vì bao tử bé còn nhỏ nên bé sẽ nhanh bị đói, con sẽ ngủ khoảng 3-4 tiếng rồi dậy đòi bú. Thời gian sau, nhiều bé sẽ quen cữ bú đêm và sinh ra việc khó ngủ hơn vào ban đêm.

  • Thay đổi môi trường ngủ đột ngột

Bé khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nên khi bị đổi, bé sẽ cần thời gian để thích nghi. Nên khi mẹ thấy sau khi chuyển bé từ ngủ nôi sang ngủ giường, từ ngủ với bố mẹ sang ngủ một mình… thì việc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là chuyện dễ hiểu được.

Trẻ-sơ-sinh-ngủ-ngày-thức-đêm-và-cách-khắc-phục-bluecare

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Ngoài những yếu tố trên thì mẹ hãy xem xét xem việc ngủ ngày thức đêm của bé có phải xuất phát từ tình trạng sức khỏe không. Ví dụ như bé thiếu vitamin D, thiếu canxi hay mắc các bệnh lý nào khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng…

Như vậy, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm trong những năm tháng đầu đời là chuyện thường gặp và không quá đáng lo. Bố mẹ hãy giúp con điều chỉnh lại chu kỳ ngủ của mình là một thời gian, con sẽ đi vào nề nếp, ngủ ngon và ngủ khỏe như các bạn cùng trang lứa nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*