LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến ở người trung niên và cao tuổi hiện nay. Kỹ năng của Y tá- Điều dưỡng về chăm sóc bệnh này là rất quan trọng. Đặc biệt, có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết và khoa học sẽ mang lại kết quả cao cho quá trình điều trị.

Contents

Tổng quan về tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người thừa cân, người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao. Bệnh sẽ được hình thành khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao theo mỗi nhịp đập của tim. Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, mức huyết áp từ 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp, từ 140/90 trở lên được gọi là cao huyết áp.

Cơ chế sinh bệnh

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu, áp lực này phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:

  • Sự co bóp của tim: tim co bóp mạnh hơn sẽ tạo sự gia tăng áp lực vào thành mạch. Từ đó làm huyết áp tăng lên.
  • Độ chun giãn của thành mạch: thành mạch mềm có độ chun giãn tốt, thành mạch cứng làm độ chun giãn kém đi làm huyết áp cao lên.
  • Khối lượng tuần hòan: khối lượng tuần hoàn vượt quá 5 lít máu có thể làm huyết áp cao lên.
  • Chất lượng tuần hoàn: chỉ cần một trong các thành phần trong máu (tế bào máu, đạm, đường, máu, vitamin, khoáng chất) tăng lên thì độ nhớt của máu cũng tăng lên, làm áp lực lưu thông tuần hoàn tăng từ đó sinh ra bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Dưới đây là một số triệu chứng ban đầu của bệnh tăng huyết áp.

  • Đau đầu một cách dữ dội và liên tục.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống.
  • Có vấn đề về thị giác: mắt mờ, nhìn kém, quáng gà,…
  • Nôn ói, đau tức ngực, khó thở, thở nhanh, thở gấp.
  • Tiểu ra máu.

Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân chính của bệnh tăng huyết áp được cho là bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

  • Tuổi tác: tuổi càng lớn động mạch càng trở nên cứng hơn làm độ chun giãn kém và khiến huyết áp cao lên, đặc biệt là huyết áp âm thu.
  • Di truyền: tăng huyết áp có thể do di truyền. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị cholesterol cao thì hãy coi chừng căn bệnh này.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: những người ăn mặn, hàng ngày nạp nhiều muối natri vào cơ thể sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp. Rượu bia cũng có ảnh hưởng đến huyết áp. Những người lười vận động cũng dễ bị mắc căn bệnh này.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, bệnh sẽ ngày càng nặng dần và có nhiều diễn biến khó lường. Vì cần có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt và cụ thể.

Nhận định tình trạng

Để nhận định tình trạng của bệnh nhân tăng huyết áp, bạn có thể đánh giá bằng cách hỏi han, trò chuyện, quan sát biểu hiện của bệnh nhân hoặc tổ chức thăm khám.

Dịch vụ khám tim mạch tại nhà với bác sĩ chuyên khoa của Bluecare

Một số câu hỏi để đánh giá tình trạng bệnh.

  • Huyết áp có thay đổi tăng giảm đột ngột qua mỗi lần đo hay không?
  • Có cảm thấy buồn nôn hay đau đầu không?
  • Tình trạng đi tiểu như thế nào?
  • Gần đây có dùng thuốc gì hay không?
  • Mắt nhìn có mờ không?

Đánh giá bằng cách quan sát bệnh nhân.

  • Trạng thái tinh thần của bệnh nhân: ủ rũ, mệt mỏi hay lo lắng, sợ hãi.
  • Bệnh nhân là người trẻ tuổi hay đã có tuổi.
  • Bệnh nhân béo hay gầy, thể trạng sức khỏe, có dấu hiệu phù nề tay, chân hay không
  • Bệnh nhân đi lại tốt hay phải cần đến sự giúp đỡ.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Tổ chức thăm khám để biết tình trạng bệnh.

Việc thăm khám cho bệnh nhân quan trọng nhất là đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Nếu huyết áp vượt quá ngưỡng 120/80 (chú ý cả huyết áp tối đa và tối thiểu) thì nên có phương án điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần chú ý đến các dấu hiệu khác như tình trạng suy tim, số lượng nước tiểu,…

Kế hoạch chăm sóc

Qua quá trình thăm khám và quan sát tình trạng bệnh nhân, điều dưỡng có thể phân tích, tổng hợp các dữ liệu và lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.

Chăm sóc cơ bản

  • Bệnh nhân cần hiểu được tình trạng bệnh của mình và nắm rõ những việc nên làm, không nên làm để tốt cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân cần có không gian và thời gian nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao hơn thân người.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học và đúng cách: bổ sung vitamin, giảm lượng muối, chất béo.
  • Điều dưỡng cần hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

Thực hiện y lệnh

  • Điều dưỡng cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản theo yêu cầu của bác sĩ: xét nghiệm công thức máu, ure và creatinin máu, điện tim, soi đát mắt, siêu âm tim, chụp X quang phổi, protein niệu.

Chế độ ăn uống

  • Người bị bệnh tăng huyết áp nên hạn chế lượng muối dưới 5g/ngày trong bữa ăn hàng ngày của mình.
  • Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin.
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, dầu thực vật.
  • Không dùng các chất kích thích: rượu, chè đặc, thuốc lá, cà phê.

Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân

  • Điều dưỡng chỉ rõ cho bệnh nhân: bệnh tăng huyết áp là gì, các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp, cần phải làm gì để chữa trị bệnh và cách liên lạc với y bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp không có người thân bên cạnh.
  • Nhấn mạnh với bệnh nhân để chữa bệnh tăng huyết áp cần một quá trình lâu dài, kiên nhẫn và bệnh nhân phải tuân thủ đúng các yêu cầu trong quá trình chữa bệnh.
  • Giáo dục về việc ý thức thăm khám sức khỏe định kỳ (nếu mới có dấu hiệu của bệnh), chặt chẽ trong chế độ ăn uống nghỉ ngơi, theo dõi huyết áp đều đặn (trong quá trình điều trị bệnh).

Căn bệnh tăng huyết áp không hề đơn giản và sẽ gây nguy hiểm trong những trường hợp bệnh nhân không được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Vì vậy cần phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp để việc chăm sóc, chữa trị một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tĩnh

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân huyết áp thấp

Click vào ảnh để tải app miễn phí Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare