Contents
Chọc ối là xét nghiệm trước khi sinh dành cho thai phụ có nguy cơ về di truyền hoặc nhiễm sắc thể nên cần có những chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Vì thế, tìm hiểu những kiến thức cần thiết về xét nghiệm chọc ối sau đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ yên tâm hơn và chuẩn bị tốt hơn nếu như mẹ bầu phải thực hiện việc này trong thai kỳ.
Do trong nước ối có tế bào của thai nhi cho nên khi cần làm các xét nghiệm liên quan thì các bác sĩ thường chỉ định cho thai phục tiến hành chọc ối. Và khi nghe đến xét nghiệm chọc ối thì hầu hết mẹ bầu nào cũng cảm thấy vô cùng lo lắng. Nỗi lo thứ nhất là không biết quá trình này có gây ra đau đớn gì hay không. Thứ 2, việc chọc ối không biết có gây ra nguy hiểm gì cho bé trong bụng hay không, và còn nhiều lo lắng khác nữa.
Trường hợp nào mẹ bầu mới cần chọc ối?
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XINLink cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Không phải mẹ bầu nào cũng phải trải qua quá trình chọc ối để kiểm tra thai nhi mà chỉ có những trường hợp sau thì mới cần thực hiện xét nghiệm này:
- Trong quá trình khám thai, các xét nghiệm sàng lọc có nghi ngờ bé mắc hội chứng down.
- Độ mờ da gáy của bé bất thường.
- Xét nghiệm máu mẹ bầu có phát hiện đột biến gen Thalassaemia.
Nói tóm lại thì tất cả những trường hợp cần lấy mẫu tế bào của thai nhi để làm xét nghiệm di truyền thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện chọc ối.
Chọc ối có gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi không?
Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc chọc dò nước ối là khá an toàn. Bởi vì vị trí của thai nhi cũng như vị trí của mũi kim đều được các bác sĩ quan sát rất cẩn thận trong suốt quá trình chọc ối qua siêu âm.
Tuy nhiên, thủ thuật chọc dò nước ối này vẫn có xuất hiện rủi ro. Trong khoảng 1000 ca chọc dò nước ối thì có khoảng 2 – 3 ca gặp tình trạng sảy thai, dọa sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng ối,…
Tỉ lệ phát hiện những bất thường qua thủ thuật chọc ối có cao không?
Chọc ối là phương pháp giúp phát hiện những bất thường ở thai nhi với độ chính xác cao đến 99%. Nghĩa là trong 1000 ca thực hiện chọc ối có kết quả là rối loạn nhiễm sắc thể thì chỉ có khoảng 2 – 3 ca có kết quả không chính xác.
Mẹ bầu chuẩn bị tiến hành chọc ối thì cần biết các lưu ý sau
- Khi có chỉ định chọc ối từ bác sĩ thì các mẹ bầu cần lưu ý các đặc điểm sức khỏe sau để an toàn hơn trong quá trình thực hiện.
- Sức khỏe mẹ bầu bình thường, không đau bụng, không ra nước, không nhiễm trùng ở thời điểm hiện tại.
- Thai phụ cũng sẽ được đánh giá bệnh lý nội khoa xem có an toàn với thủ thuật chọc ối hay không.
- Các thai phụ có tiền căn bệnh tim, phổi, thận, suyễn thì phải thông báo cho bác sĩ kiểm tra trước khi chọc ối.
- Thai phụ cũng không dị ứng với kháng sinh được uống trước khi chọc ối.
- Thai phụ phải đi tiểu sạch trước khi chọc ối.
- Đặc biệt, tâm lý mẹ bầu cần phải thư giãn, không căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong quá trình chọc ối.
Những dấu hiệu cần lưu ý sau khi mẹ bầu đã tiến hành chọc ối
Sau khi thai phụ được chọc ối xong sẽ lưu lại phòng bệnh khoảng 1 giờ đồng hồ để theo dõi tổng trạng sức khỏe như mạch, nhiệt độ, huyết áp, cơn gò và tim thai.
Thông thường sau khi tiến hành chọc ối xong thì mẹ bầu sẽ đau bụng một ít ở vùng bụng nơi kim đâm. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, ra nước, ra huyết, đau bụng không giảm thì nên báo cho bác sĩ ngay.
Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu sau khi tiến hành chọc ối
Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu sau khi tiến hành chọc ối nên như thế nào? Mẹ bầu sau khi thực hiện chọc ối và được cho về nhà nghỉ ngơi thì cũng duy trì chế độ sinh hoạt như bình thường. Mẹ bầu vẫn ăn uống, tắm rửa bình thường, vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, một vài ngày sau khi chọc ối thì thai phụ nên lưu ý nghỉ ngơi, thư giãn, không khuân vác đồ nặng, kiêng giao hợp và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment