Chăm sóc vết mổ đẻ mau lành tránh sẹo

Từ những tiến bộ của y học, phương pháp sinh mổ đã trợ giúp rất nhiều với những mẹ bầu khó sinh không thể trải qua cuộc đẻ một cách tự nhiên. Hồi phục sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hơn so với sinh thường. Kể cả khi đã mẹ tròn con vuông thì sinh mổ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro sau mổ và một trong số đó là nhiễm trùng vết thương, vết mổ hình lâu lành, hình thành sẹo lồi sẹo xấu. Bluecare chia sẻ bài viết sau để các mẹ có thể chăm sóc vết mổ đẻ mau lành tránh sẹo lồi sẹo xấu, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ và các biến chứng khác.

Contents

Chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành

Nguyên tắc chính để vết mổ lành tốt là phải đảm bảo vết mổ luôn được để khô và thoáng

Khi được chăm sóc tại viện:

Sản phụ được băng chống thấm nước, kháng khuẩn trên vết mổ trong khoảng 2-3 ngày sau khi sinh mổ.

Băng trên vết mổ thông thường sau 3 ngày sẽ được bỏ đi và sản phụ sẽ không cần phải đắp 1 chiếc băng mới lên vết mổ trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang. Tuy nhiên nhìn chung tùy vào tình trạng và tốc độ lành thương của sản phụ mà việc chăm sóc cũng như thời gian cắt chỉ có thể có sự khác biệt. Đối với các mẹ dùng chỉ tự tiêu thì không cần quay lại cắt chỉ.

Trong thời gian nằm viện, việc theo dõi và chăm sóc vết mổ đa phần sẽ do các điều dưỡng viên thực hiện.

Lưu ý khi chăm sóc tại nhà:

Theo khuyến cáo khi chăm sóc vết mổ tại nhà, sản phụ vẫn phải duy trì việc để vết mổ khô thoáng.

Việc tắm rửa và vệ sinh vẫn thực hiện bình thường. Lưu ý không chà, kì mạnh lên vết mổ, không tắm bồn ngâm mình. Sản phụ có thể tắm bằng sữa tắm như bình thường miễn là phải làm sạch hoàn toàn sữa tắm trên da.

Sau khi tắm dùng khăn ướt vệ sinh vùng kín dành riêng cho phụ nữ sau sinh, sạch lau khô vùng vết mổ.

Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc kháng sinh, đắp thuốc lá… đắp lên vết mổ.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nên sử dụng vải cotton.

Tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng.

Thường xuyên theo dõi vùng da xung quanh vết mổ, nhất là vị trí chân chỉ để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm khuẩn nếu có. Khi bị nhiễm trùng vùng da quanh vết mổ tấy đỏ. Chân chỉ có thể có hiện tượng chảy dịch hoặc mưng mủ. Hoặc có đôi khi chỉ cần biểu hiện đau nhiều kèm theo sốt thì sản phụ cần tái khám ngay.

Chăm sóc vết mổ đẻ tại nhà mau lành tránh sẹo

Cách rửa vết mổ sau sinh:

Có thể sử dụng Cồn i-ốt hoặc dung dịch làm sạch da rửa vết thương chuyên dùng khác

Nguyên tắc vệ sinh vết mổ là dùng bông sạch thấm dung dịch sát khuẩn. Chấm nhẹ nhàng trên vùng vết mổ, hướng sát khuẩn từ trung tâm vết mổ hướng ra phía ngoài vết mổ. Tuyệt đối không sát khuẩn theo chiều ngược lại.

Để vết mổ khô mới mặc quần áo tránh dung dịch sát khuẩn dây màu ra quần áo.

Phòng tránh sẹo lồi, sẹo xấu cho vết mổ sau sinh

Để vết mổ lành hoàn toàn có thể cần đến 6 tuần sau sinh. Theo thời gian, vết mổ sẽ chuyển từ màu hồng đỏ sang màu nâu nhạt hoặc nâu sậm. Vết mổ có thể mờ đi nhưng sẽ không hoàn toàn biến mất. Thậm chí ở một số phụ nữ có cơ địa sẹo lồi do gen thì vết sẹo sau này sẽ bị lồi lên và không được đẹp.

Hiện nay nhờ vào sự tiến bộ của y học, sự phát triển của các cách khâu thẩm mỹ cũng như tay nghề của bác sĩ phẫu thuật mà các vết mổ đẻ thường lành tốt và có tính thẩm mỹ cao hơn trước. Tuy nhiên việc chăm sóc vết mổ tốt vẫn có ý nghĩa quyết định đến hình thái của vết sẹo sau này.

Để tránh vết mổ xấu, sẹo lồi điều quan trọng đầu tiên chính là đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng. Giữ sạch vết mổ là một trong những điều đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn để phòng tránh sẹo.

Bổ sung vitamin E và các chất làm mềm vùng da vết mổ giúp hạn chế tình trạng căng da quá mức vùng mổ.

Sản phụ sau mổ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có lượng máu và dưỡng chất tốt phục vụ quá trình lành thương.

Ngay khi vết mổ lành và khô hẳn, sản phụ có thể thoa một số loại kem bôi chống sẹo

Xem thêm:

Hướng dẫn vệ sinh tắm gội nịt bụng sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ vết khâu tầng sinh môn đúng cách để vết thương nhanh lành cô bé xinh đẹp trở lại

Hướng dẫn kỹ thuật tắm cho bệnh nhân tại giường

KỸ THUẬT GỘI ĐẦU TẠI GIƯỜNG BỆNH

Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn tại nhà

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh cách chăm sóc và điều trị

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*