Giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Tất cả những điều mẹ cần biết

Sinh lý giấc ngủ trẻ sơ sinh

Trong vòng vài ngày ngày đầu, trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16-18 giờ/ngày và ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ, đến 4 tuần tuổi trẻ ngủ khoảng 14 giờ/ ngày.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh khác với giấc ngủ trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên cũng chia thành giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM – rapid eye movement) và giấc ngủ không cử động mắt nhanh (Non-REM – Non- rapid eye movement). Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có 5 giai đoạn:

·        Giai đoạn 1: buồn ngủ – ngủ gà ngủ gật.

·        Giai đoạn 2: ngủ thật sự – giấc ngủ REM hay còn gọi giấc ngủ hoạt động, trẻ giật mình, vặn mình, rên “è è”, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Nhịp thở thường không đều, ngưng thở 5-10 giây, sau đó bắt đầu đột ngột thở nhanh 50-60 lần/phút trong 10-15 giây rồi thở đều đặn lại cho đến khi chu kỳ lặp lại.

·        Giai đoạn 3: giấc ngủ nhẹ nhàng, trẻ thở đều đặn hơn và ít cử động.

·        Giai đoạn 4 và 5: giấc ngủ sâu và rất sâu– non REM hay còn gọi là giấc ngủ im lặng, trẻ nằm yên và không cử động, ngủ ngày càng sâu và khó đánh thức.

Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh ngắn (50 phút) khác với người lớn (90-100 phút) nên trẻ dễ bị thức giấc thường xuyên hơn. Trong giai đoạn giấc ngủ hoạt động, nhịp tim và nhịp thở không đều dễ đưa trẻ vào nguy cơ cao bị đột tử (SIDS). Chính vì trẻ dễ thức tỉnh nên bảo vệ trẻ không bị đột tử. Giấc ngủ hoạt động có thể quyết định sự phát triển não bộ của trẻ, còn giấc ngủ im lặng tốt cho sức khỏe và giúp củng cố trí nhớ.

Các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ

Một số trẻ dễ thức giấc và khó dỗ ngủ hơn những trẻ khác là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đa số là từ môi trường và hành vi.

1.            Môi trường:

·        Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.

·        Tiếp xúc quá nhiều ánh sáng đèn vào ban đêm, ít ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.

·        Tiếng ồn.

·        Hoạt động xung quanh

2.            Hành vi:

·        Kích thích trẻ quá nhiều trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện): phải kết thúc trước 2-3 giờ.

·        Cố gắng dỗ trẻ ngủ làm trẻ bị kích thích quá mức.

·        Ngủ trưa trễ hoặc quá nhiều.

·        Tính khí trẻ: trẻ dễ tính thường dễ ngủ hơn.

3.            Ảnh hưởng của gia đình:

·        Mong muốn không thực tế của cha mẹ về nhu cầu ngủ của trẻ

·        Văn hóa

·        Mẹ bị trầm cảm.

4.            Bệnh lý:

    Bất kỳ tổn thương thực thể nào cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.


Trẻ sơ sinh trung bình tăng gấp 3 lần trọng lượng sơ sinh khi 1 tuổi, cách ngủ của trẻ cũng sẽ thay đổi khá nhiều trong năm đầu tiên.

Contents

1. Giấc ngủ của trẻ

1.1 Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ
  • Phát triển trí não
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM – Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), điều cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM – Non Rapid Eye Movement). Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày, chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã. Khi được 6- 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Thời điểm này giấc ngủ của trẻ  dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM) nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có bé lại phải chờ tới khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thể làm được điều đó.

Ngủ nhiều trong khoảng thời gian được khuyến cáo rất tốt cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ trẻ sẽ không cao được như các trẻ khác. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau. Bởi vậy cần tạo không gian thoáng, đủ tối, hạn chế bớt tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để trẻ có thể ngủ ngon và ít giật mình.

2. Từng giai đoạn ngủ của trẻ sơ sinh

2.1. Sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc : ăn – ngủ – vệ sinh; dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa nên cứ khoảng 2-3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn, việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Nhiều bậc cha mẹ lần đầu có con sẽ đặt ra câu hỏi tại sao lại phải có quá nhiều bữa ăn như vậy? Câu trả lời là: Trong thời gian từ 10 – 14 ngày đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ chúng sẽ quay trở lại cân nặng khi sinh. Nên trong thời gian này bạn thậm chí phải dùng mọi cách để đánh thức trẻ dậy để cho ăn, tránh cho con ngủ quá nhiều mà quên mất việc nạp năng lượng.

Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho con ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc chũn giúp trẻ không bị giật mình.

Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách lập đi lập lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.

2.2. Trẻ từ 3-5 tháng tuổi

Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.

Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ – một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm dù trước đó trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Đừng quá lo lắng đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.

2.3 Trẻ từ 6-8 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.

Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.

2.4. Trẻ 9-12 tháng tuổi

Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3-4 giờ.

Vào giai đoạn từ 8-10 tháng tuổi bạn có thể nhận thấy trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đó là khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, lúc trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bi bô những âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen cũ, con bạn sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.

3. Biểu đồ tóm tắt lịch ngủ năm đầu đời

TuổiTổng thời lượng ngủ trung bìnhSố giấc ngủ ngắn ban ngày trung bìnhThời lượng ngủ ban ngày trung bìnhTính năng ngủ ban đêm
0–2 tháng15–16 + giờ3–5 giấc ngủ ngắn7–8 giờTrong những tuần đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm.
3–5 tháng14–16 giờ3–4 giấc ngủ ngắn4–6 giờGiấc ngủ kéo dài hơn có thể sẽ trở nên ổn định hơn vào ban đêm. Nhưng khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm đó là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt
6–8 tháng14 giờ2–3 giấc ngủ ngắn3–4 giờMặc dù em bé của bạn có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là đối với giai đoạn một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “Khủng hoảng xa cách” trong những tháng này
9-12 tháng14 giờ2 giấc ngủ ngắn3–4 giờPhần lớn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện.

4. Một vài mẹo để trẻ có giấc ngủ ngon

Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện một vài mẹo hữu ích sau:

  • Ban đêm hãy cho con ngủ trong phòng tối, hạn chế tối đa tiếng động,
  • Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, hôn chúc ngủ ngon… (điều này có thể giúp ích khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ).
  • Cho con thời gian được học cách tự ngủ giúp con tự lập hơn và không quá phụ thuộc vào người lớn.
  • Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.


Khoa học về giấc ngủ

Những ai nói rằng ngủ ngoan như một đứa trẻ, hẳn chưa có con hoặc chưa bao giờ quan sát  từ đầu đến cuối những trạng thái một em bé trải qua trong một giấc ngủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin khoa học về hoạt đông ngủ:  

Ở người, khi ngủ, chúng ta trải qua một xâu chuỗi liên tục và lần lượt 2 giai đoạn ngủ chung sau:  

* Giai đoạn ngủ sâu (non-REM hoặc NREM): toàn bộ cơ thể thư giãn. Nhịp thở và tim đập đều đặn. Cơ thể rơi vào trạng thái hoàn toàn vô thức và trí não cũng như cơ bắp sử dụng thời gian này để hồi phục.  

** Giai đoạn ngủ mắt đảo nhanh – ngủ nông có tên gọi là ngủ REM: Rapid Eye Movement Sleep. Ở chu kì này, tuy mắt vẫn nhắm và cơ thể vẫn ở trạng thái ngủ tuy nhiên các bức sóng ở não thay đổi gần giống như mức sóng của não ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ.

Lúc này não tiêu thụ nhiều oxi và năng lượng, nhịp thở nhanh nhưng không đều và tim đập tương đối gấp gáp hơn so với chu kì ngủ sâu. Chu kì ngủ REM là lúc mà chúng ta mơ, hoặc tạo những tiếng động ngủ ú ớ hay nói mơ. Chúng ta thường dễ bị tỉnh khi đang ngủ ở chu kì REM  

Chu kì ngủ REM này là lúc não bộ được kích hoạt vì thế nó có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc sản sinh tế bào não, học kỹ năng vận động (lẫy – bò – ngồi…) ở trẻ sơ sinh do đó nhiều em bé lẫy trong lúc ngủ mà khi thức trẻ không thể nào làm được điều đó.

Thiếu hụt thời lượng chu kì ngủ động REM này có thể dẫn đến những hạn chế trong khả năng học và hoàn thiện các kỹ năng vận động phức tạp của phát triển thể chất lẫn phát triển tinh thần.  

Những công nghệ hiện đại và tối tân như máy đo mức sóng não bộ cho đến những thiết bị thương mại hơn như chiếc đồng hồ thể thao (fitbit, misfit shine, đồng hồ basis peak….) đo mạch cũng có thể cho thấy kể cả ở người lớn khi ngủ chúng ta trải qua các chu kỳ ngủ nông và sâu khác nhau: Trạng thái ngủ sâu, trạng thái ngủ nông và trải qua các giấc mơ, trạng thái tỉnh và chuyển sang một chu kì mới.

Trong đêm khi chuyển tiếp giữa các chu kì ngủ, người lớn chúng ta trở mình, đôi khi tỉnh giấc. Mỗi một chu kì ngủ ở người lớn thường kéo dài 90 phút, bao gồm một giai đoạn ngủ nông _ ngủ đảo mắt (REM)_ và ngủ sâu, sau đó chuyển tiếp sang một chu kì mới.

Tổng thời gian ngủ nông (REM) ở người lớn có thể kéo dài 90-120 phút, chiếm 20-25% tổng thời gian nghỉ ngơi ở nhóm tuổi này.   

Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với chu kì ngủ ở người lớn. Do đặc điểm trẻ em ít vận động và rất cần sự phát triển hay do một lí do khó hiểu nào khác của Mẹ Tự Nhiên mà chu kì ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn nhiều so với người lớn: 40-45 phút (so với người lớn là 90 phút).

Hơn nữa, với chu kì ngủ ngắn ngủi này, một em bé sơ sinh sẽ trải qua 20% ngủ sâu và 80% ở trạng thái ngủ động, ngủ đảo mắt REM. Ở mốc 3 tháng tuổi trở ra, nhiều bé ngủ với thời lượng thực sự nghỉ ngơi sâu chiếm 50% (khoảng 20 phút/chu kì) và phần 50% còn lại (20 phút/chu kì) bé trải qua trạng thái ngủ nông REM.   

Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm phương pháp luyện ngủ 4S-5S tại link sau: Phương pháp luyện ngủ 4s 5s 

Các nghiên cứu não bộ cũng cho thấy, khi trải qua 5 chu kì ngủ trọn vẹn liên tiếp thì bức sóng não trở nên mạnh và mãnh liệt hơn rất nhiều so với các chu kì ngủ đảo mắt REM trước đó.

Hay nói cách khác: giấc ngủ càng sâu và dài thì bức sóng não ở chu kì REM càng mạnh, điều này rất có ý nghĩa cho sự nhân bản tế bào thần kinh và não bộ trẻ.

REM sáng là gì? REM sáng ở trẻ sơ sinh

Chu kì REM thường chiếm tỉ lệ lớn hơn khi về sáng. Đó là lí do khi trời về sáng nhiều bé sơ sinh gầm ghè, trở mình khi ngủ nhiều hơn những thời điểm khác trong đêm (Gọi là REM sáng).

Mặc dù REM sáng đôi khi có chút phiền toái. Em bé sơ sinh và trẻ em nhỏ lại trải qua phần lớn thời lượng giấc ngủ trong chu kì REM. Nhưng REM lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ở 2 điểm chính:

  • Bản năng sinh tồn của bé. Do bé ăn lượng thức ăn rất ít, nên khi ngủ ở chu kì REM, cơ thể có cảm nhận, não bộ kích hoạt, bé sẽ tỉnh dậy được nếu cảm thấy đói chứ không ngủ li bì đến quên ăn. Chính vì thể trẻ sơ sinh không ngủ lâu, và dậy sau mỗi 3h khi bé đói để nạp năng lượng để ngủ và phát triển tiếp.
  • Bé sơ sinh có rất nhiều điều phải học để tồn tại và phát triển. Chu kì REM là lúc não bộ nhân bản, là lúc con học làm chủ các giác quan và bộ phận cơ thể, học nắm, học lẫy, học bò, học ngồi, học đứng, học đi thậm chí cả học nói. Trẻ sơ sinh lớn khi ngủ, chính xác hơn là trẻ sơ sinh lớn trong chu kì ngủ REM.   

Giấc ngủ của một em bé là xâu chuỗi lần lượt của ngủ sâu NREM đến ngủ nông REM, chuyển tiếp về ngủ sâu NREM và cứ thế tiếp tục mãi, cho đến lúc bé tỉnh giấc. Bé có thể dễ dàng tỉnh trong chu kì ngủ nông REM và có thể không tài nào đánh thức được khi ở chu kì ngủ sâu.

Mẹ hãy tham khảo bài viết về luyện ngủ theo phương pháp EASY chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh tại link sau nhé: Luyện ngủ, luyện ăn cho con thế nào cho đúng?

Với thời lượng ngủ đảo mắt REM chiếm phần rất lớn trong tổng thời lượng ngủ của trẻ như trên, điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ rất ồn ào, ngủ động, ngủ không ngủ sâu và rất dễ dậy.

Và khác với người lớn khi chuyển giấc chúng ta trở mình, thở dài, thậm chí dậy đi vệ sinh và tự ngủ lại được, trẻ em đôi khi cần có sự giúp đỡ của cha mẹ để học được kĩ năng tự ngủ lại giữa các chu kì này.   

Ở mốc 6-8 tuần tuổi, tỉ lệ thời gian ngủ động REM ở trẻ giảm xuống trong khi chu kì ngủ của bé kéo dài ra, nhiều bé có thể phát triển chu kì ngủ dài như người lớn vào giấc ngủ đêm (1h30/chu kì) do đó nhiều bé bắt đầu có khả năng ngủ một giấc dài từ 8 tiếng đến 12 tiếng mà không tỉnh giấc, đặc biệt là ở các bé đã phát triển được khả năng tự đưa mình vào giấc ngủ mỗi khi bị tỉnh giữa các giai đoạn chuyển chu kì giấc ngủ.

ó ai ngắm con ngủ mà bố mẹ lại giật mình thon thót và sợ hãi hơn xem phim hành động tâm lí tình cảm trộn drama không?

Hãy xem video rùng rợn này. CÁC EM BÉ NÀY ĐỀU ĐANG NGỦ… xong rồi….hỉ…nộ….ái … ố, các anh các chị DIỄN!!!!! Mỗi lần các ngài cựa mình thì ông bô bà bô cảm giác còn căng thẳng hơn cả xem các CSI phá siêu bom luông:)))

Nhưng xem đến cuối, để biết rất nhiều trường hợp tuy miệng hét to như cái còi xe cứu hỏa, nhưng mắt vẫn nhắm và các ngài vẫn ngủ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Khoa học nói gọi là CHUYỂN GIẤC các mẹ ạ. Đội các bà các mự CỰC NHANH và sốt sắng lao vào lúc ý óe là xong, khỏi chuyển giấc, khỏi ngủ tiếp nhở.

Bạn sẽ không biết được bao giờ con học được cách chuyển giấc, nhưng nếu không chờ, thì đúng thực là chẳng có cơ hội mà biết luôn, phỏng ạ? Chờ bao lâu, đó mới là bài toán cần các bạn tự đặt bút tính và tìm lời giải….  

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*