REM sáng là gì? Cách vượt qua REM sáng cho bé theo EASY

REM-sang-la-gi
REM-sang-la-gi

REM sáng là gì? Chắc hẳn rất nhiều bà mẹ mới tìm hiểu về phương pháp E.A.S.Y thắc mắc. Bluecare xin giải đáp cho mẹ một cách đầy đủ nhất trong bài viết này nhé!

Contents

REM sáng là gì?

REM sáng là chu kỳ REM trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh diễn ra vào buổi sáng sớm. Em bé dù mắt vẫn nhắm tịt nhưng miệng phát ra những âm thanh gầm ghè, khó chịu. Bé trở mình khi ngủ nhiều hơn so với các thời điểm khác trong đêm.

Nếu bạn đang nuôi dưỡng một em bé mới sinh thì chắc chắn sẽ gặp tình trạng này. Vào thời điểm gần sáng, bé yêu sẽ “hoạt động” nhiều hơn. Bé ậm ọe trên giường, có vẻ khá khó chịu. Khi bạn đến kiểm tra thì thấy con dường như vẫn ngủ. Để hiểu hơn về tình huống này chúng ta cần tìm hiểu một chút về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của con người trải qua một xâu chuỗi liên tục và lần lượt hai giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ngủ sâu (non-REM hoặc NREM): toàn bộ cơ thể thư giãn, nhịp thở và nhịp tim đều đặn. Cơ thể rơi vào trạng thái hoàn toàn vô thức và trí não cũng như cơ bắp sử dụng thời gian này để hồi phục.
  • Giai đoạn ngủ đảo mắt nhanh – ngủ nông có tên gọi là ngủ REM: REM là viết tắt của từ Rapid Eye Movement Sleep. Ở chu kỳ này, tuy vẫn nhắm mắt và cơ thể vẫn ở trạng thái ngủ. Tuy nhiên các bức sóng ở não thay đổi gần giống như mức sóng ở não ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ. Tại chu kỳ ngủ REM, não tiêu thụ nhiều oxy và năng lượng, nhịp thở nhanh và không đều, tim đập tương đối gấp gáp hơn so với chu kỳ ngủ sâu. 

Chu kỳ REM ở người lớn

Tổng thời gian ngủ nông (REM) ở người trưởng thành khoảng 90-120 phút. Chiếm 20-25% tổng thời gian ngủ ở nhóm tuổi này. Trong đêm, người lớn thường trở mình khi chuyển tiếp giữa các chu kỳ ngủ.

Chu kỳ REM ở trẻ sơ sinh

Khác với người lớn, chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh chỉ kéo dài 40 -50 phút. Hơn nữa với chu kỳ ngủ ngắn ngủi này, một em bé sơ sinh sẽ trải qua 20% ngủ sâu và 80% trạng thái ngủ động, ngủ đảo mắt REM.

Khi được 3 tháng tuổi, nhiều bé ngủ với thời lượng 50% ngủ sâu (~20 phút/ chu kỳ) và 50% ngủ nông (REM).

5-giai-doan-cua-mot-chu-ky-ngu-tu-nhien-cua-be.jpg
5-giai-doan-cua-mot-chu-ky-ngu-tu-nhien-cua-be.jpg

Chu kỳ ngủ REM có ý nghĩa thế nào với trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh phát triển não bộ một cách đáng kinh ngạc. Chỉ sau 9 tháng chào đời, trọng lượng của não tăng gấp đôi so với lúc mới sinh; tăng gấp 3 lần đến năm 3 tuổi; và hoàn thiện cơ bản vào 5 – 6 tuổi. Trong đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Giấc ngủ càng sâu và dài thì bước sóng não ở chu kỳ REM càng mạnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển và nhân bản tế bào thần kinh và não ở ở trẻ.

NREM và REM

2 ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sơ sinh dành phần lớn thời lượng giấc ngủ trong chu kỳ REM gồm:

  • Bản năng sinh tồn tuyệt vời của tạo hóa. Do dạ dày nhỏ, bé ăn lượng thức ăn rất ít. Ngủ ở chu kỳ REM giúp cơ thể có cảm nhận, não bộ kích hoạt. Để bé sẽ tỉnh dậy được nếu cảm thấy đói thay vì ngủ li bì đến quên ăn. Điều đó lý giải tại sao trẻ sơ sinh không ngủ lâu và dậy sau mỗi 3 giờ để bú.
  • Bé cần chu kỳ REM để học cách tồn tại và phát triển. Bởi trong chu kỳ ngủ đó, não bộ nhân bản. Đây là giai đoạn con học làm chủ các giác quan và các bộ phận cơ thể. Các kỹ năng đầu đời có thể kể đến như: nắm tay, lẫy, bò, ngồi, đứng, đi và học nói. Sự phát triển của con có vai trò đóng góp rất lớn của chu kỳ REM.

Xem bài thuật ngữ EASY nếu bạn cần tra cứu các khái niệm và viết tắt trong phương pháp EASY nhé!

Khắc phục REM sáng là làm những gì?

  • Hướng dẫn con theo nếp sinh hoạt EASY: con có nếp sinh hoạt ổn định, phù hợp giúp con có giấc ngủ dài và hiệu quả vào ban đêm.  Bạn có thể xem bài viết hướng dẫn nuôi con theo EASY trong từng giai đoạn .Để tra cứu lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của bé nhà mình nhé!
  • Hướng dẫn con tự ngủ: khi con bị đánh bật ra khỏi giấc ngủ trong chu kỳ REM. Con tỉnh giấc và khóc chỉ khi có hỗ trợ từ ba mẹ mới ngủ lại được. Nhưng nếu con biết tự ngủ con sẽ có thể tự trấn an được bản thân. Sau đó, đưa mình vào giấc ngủ trở lại.
  • Giúp con ăn no, hiệu quả vào ban ngày: đêm con sẽ dành để ngủ. Ba mẹ hoàn toàn yên tâm là lúc con khóc lóc ỉ ôi. Đấy là do con đang ở trong chu kỳ ngủ REM chứ không phải do con đói. Mẹ cần biết điều này để không nhét ti cho con ngậm. Điều này dẫn tới bữa ăn sáng đầu ngày (một bữa ăn quan trọng) của con bị ảnh hưởng.
  • Ngoài ra, mẹ có thể khắc phục REM sáng bằng phương pháp wake to sleep. Bluecare đã giới thiệu rất chi tiết tại đây.

Chắc hẳn, mẹ đã biết rem trong easy là gì rồi phải không? Hi vọng rằng bài viết hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ giúp Bluecare lan tỏa tới nhiều mẹ hơn nữa nha!

Để được tư vấn chuyên sâu về Easy – tự ngủ, hướng dẫn Easy – tự ngủ thành công, mời ba mẹ tham gia group EASY- Bé ăn ngon, ngủ tốt- Nuôi con NHÀN TÊNH

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*