Đặc điểm cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ

Cơn đau đẻ là dấu hiệu thông báo sự chào đời của em bé. Vì vậy các bà mẹ mang thai đặc biệt quan tâm đến đặc điểm cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ, để chuẩn bị trước tâm lý những gì sắp xảy ra đối với mình. Dưới đây Bluecare xin chia sẻ bài viết “Đặc điểm cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ” để các mom tham khảo và chuẩn bị cho ngày khai hoa nở nhụy của mình nhé.

Mẹ gen Z vật vã với từng cơn đau đẻ khiến hội chị em vừa buồn

Contents

1. Đặc điểm của cơn đau đẻ

Cơn đau đẻ xuất phát từ cơn co tử cung, tạo nên cơn co thắt không do mẹ tự điều khiển. Cơn co tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co lúc nghỉ nhưng không hết hoàn toàn như cơn co vào trước thời kỳ chuyển dạ. Cường độ cơn co không quá mạnh để có thể nguy hiểm cho thai nhi và mẹ, cũng không quá yếu.

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ, nhịp độ của những cơn co tử cung cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ. Rối loạn co bóp của tử cung có thể làm cho cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi.

Đặc điểm cơ co tử cung:

Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ. Cơn co tử cung gây đau. Ngưỡng đau phụ thuộc theo từng sản phụ. Khi áp lực cơn co đạt tới 25-30 mmHg, sản phụ bắt đầu cảm thấy đau. Cơn đau xuất hiện muộn, sau khi có cơn co tử cung và mất đi trước khi hết cơn co tử cung.
Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong hai sừng của tử cung. Thông thường ở sừng phải tử cung. Sự lan truyền cơn co tử cung cũng theo hướng từ trên xuống dưới. Tốc độ lan truyền cơn co 1-2cm/ giây.
Cơn co tử cung có tính chu kỳ và đều đặn, mau dần lên, dài dần ra, khi bắt đầu chuyển dạ chỉ dài 15 đến 20 giây, sau đạt tới 30 – 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở cổ tử cung. Cường độ cơn co tử cung cũng tăng dần lên. Áp lực cơn co khi mới bắt đầu chuyển dạ từ 30-35 mmHg tăng dần lên đến 50 – 55 mmHg.

Cơn co tử cung có tình chất ba giảm:

Áp lực cơn co tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, thời gian co bóp của cơ tử cung cũng giảm dần từ trên xuống dưới. Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ đẻ thay đổi từ 70- 180, phụ thuộc vào số lần đẻ, đẻ dễ hay khó và chất lượng cơ tử cung.

Nỗi sợ kinh hoàng mang tên "đau đẻ" 1

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH, CHIẾU ĐÈN VÀNG DA tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

2. Diễn biến cuộc chuyển dạ

2.1 Quá trình chuyển dạ

Cuộc chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và các phần phụ của thai được đẩy ra khỏi tử cung và đường sinh dục của người mẹ. Dấu hiệu chuyển dạ là diễn biến của nhiều hiện tượng, và quan trọng nhất là những cơn co tử cung mà kết quả là thai nhi được chào đời.

Thời gian chuyển dạ ở người con so trung bình từ 16 – 20 giờ. Ở người con rạ, thời gian chuyển dạ đẻ ngắn hơn, trung bình từ 8 – 12 giờ. Chuyển dạ kéo dài là các cuộc chuyển dạ đẻ quá 24 giờ.

Quá trình chuyển dạ được trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất:

Cổ tử cung giãn rộng ra

Giai đoạn thứ hai:

Bắt đầu khi bé được đẩy ra khỏi tử cung, sẽ đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài

Giai đoạn thứ ba:

Sổ nhau thai.

Mỗi giai đoạn là một dấu ấn quan trọng cho tiến trình của một thai nhi chuẩn bị chào đời. Dấu hiệu chuyển dạ sớm là một quá trình mang thai của mẹ đã đến ngày em bé chuẩn bị chào đời. Các dấu hiệu có thể nhận thấy:

Đau vùng bụng dưới:

Xuất hiện bởi cơn đau bụng đột ngột, đau bụng từng cơn đều đặn, cơn đau bụng kéo dài khoảng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút, sau đó cơn đau lặp lại. Cơn đau bụng là do cơn co tử cung tạo ra. Đó là dấu hiệu chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy, thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn. Cơn co tử cung giúp cho đoạn dưới tử cung thành lập tốt và sự tiến triển của ngôi thai được thuận lợi.

Dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo:

Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có chuyển dạ sớm, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

Dấu hiệu ra nước ối:

Dấu hiệu này hoàn toàn đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu chuyển dạ sớm. Bình thường ối vỡ đúng lúc khi cổ tử cung mở trọn 10 cm, đầu thai nhi lọt thấp, dưới tác dụng tử cung co bóp màng ối vỡ để giúp cho thai sổ ra ngoài.
Hiếm có cơn chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên cơn đau đẻ khi chuyển dạ xảy ra trong mỗi mẹ đều có sự khác nhau, do sự cảm nhận và mức độ chịu đựng của mỗi người mẹ cao hay thấp. Khi người mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự, cơn đau đẻ tạo ra cho các bà mẹ có cảm giác đau đớn cao độ, có người khả năng chịu đựng tốt thì chỉ có tiếng kêu nhẹ và xuýt xoa. Nhưng ngược lại nếu khả năng chịu đựng của người mẹ kém, khi cơn đau đẻ đến, họ thường la hét, khóc thét và hốt hoảng.

Tất cả những hiện tượng trên đều do cơn đau đẻ mà ra, biểu hiện sự co cơ tử cung tạo thành một cơn co mạnh để giúp thai nhi lọt xuống tiểu khung, đồng thời sẽ giúp cho thai nhi trong quá trình quay và sổ ra khỏi khung chậu của mẹ để chào đời. Khi xuất hiện co cơ tử cung làm co thắt các dây thần kinh vùng chậu, điều này sẽ tạo ra cơn đau cho mẹ mỗi khi cơn co tử cung xuất hiện.

2.2 Những thay đổi về phía người mẹ và thai nhi trong cuộc chuyển dạ

2.2.1 Những thay đổi về phía người mẹ

Sự xóa mở cổ tử cung

Thời gian xóa mở cổ tử cung diễn ra không đều. Trong giai đoạn đầu (Ia) từ khi cổ tử cung xóa đến khi mở được 4cm thời gian mất 8-10 giờ. Giai đoạn sau (Ib) thời gian mở tử cung từ 4cm đến mở hết khoảng 4-6 giờ, tốc độ trung bình mở 1cm/1 giờ.
Sự xóa mở cổ tử cung nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: đầu ối tỳ vào cổ tử cung nhiều hay ít, tình trạng cổ tử cung dầy cứng, sẹo xơ cũ. Cơn co tử cung có đồng bộ và đủ mạnh hay không.
Sự khác biệt nhau giữa con so và con rạ về hiện tượng xóa mở cổ tử cung. Ở người con so cổ tử cung xóa hết rồi mới mở và đoạn dưới tử cung thành lập từ các tháng cuối của thai nghén. Còn ở người con rạ, cổ tử cung vừa xóa, vừa mở và đoạn dưới tử cung chỉ thành lập khi mới bắt đầu chuyển dạ. Thời gian mở cổ tử cung ở người con rạ nhanh hơn so với người con so
Thành đoạn dưới lập: đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Từ 0.5-1 cm, khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn cao đến 10cm.

Thay đổi ở đáy chậu:

Do áp lực của cơn co tử cung ngôi thai xuống dần trong tiểu khung. Áp lực của ngôi thai đẩy dần mỏm xương cụt ra phía sau, đường kính mỏm cụt hạ vệ thay đổi từ 9,5cm thành 11 cm bằng với đường kính mỏm cùng- hạ vệ. Sức cản của các cơ ở phía tầng sinh môn sau đẩy ngôi thai hướng ra phía trước.

Thay đổi ở tầng sinh môn:

Tầng sinh môn trước phồng to lên, vùng hậu môn – âm hộ dài ra gấp đôi (từ 3- 4cm giãn ra 12-15cm). Do có tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng, tầng sinh môn sau bị ngôi thai đè vào giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng xóa hết các nếp nhăn. Âm môn mở rộng, thay đổi hướng dần dần nằm ngang. Sự tiến triển của ngôi thai thường gây đái són và nếu trực tràng còn phân thì phân sẽ thoát ra ngoài hậu môn khi ngôi thai xuống thấp trong tiểu khung.

2.2.2 Những thay đổi về phía thai

Khi đoạn dưới được thành lập, ngôi thai cũng từ từ tụt dần xuống áp sát vào đoạn dưới làm cho ngôi thai sát với cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cổ tử cung. Trong quá trình chuyển dạ đẻ, thai nhi có một số hiện tượng uốn khuôn.

Hiện tượng chồng xương sọ:

Các xương chồng lên nhau làm cho hộp sọ của thai nhi giảm bớt kích thước. Hai xương đỉnh chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán chui xuống dưới xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể chồng lên nhau.

Thành lập bướu thanh huyết:

Là hiện tường phù thấm thanh huyết dưới da, đôi khi rất to. Vị trí bướu thanh huyết thường nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, giữa lỗ mở của cổ tử cung. Bướu thanh huyết chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối. Mỗi một ngôi thai thường có vị trí riêng của bướu thanh huyết.

2.2.3 Thay đổi ở phần phụ của thai

Cơn co tử cung làm cho màng rau ở cực dưới chỗ cổ tử cung mở bị bong ra, nước ối dồn xuống tạo thành túi ối hay đầu ối

Tác dụng của đầu ối:

Giúp cho cổ tử cung xóa và mở trong chuyển dạ đẻ do đầu ối ép vào cổ tử cung
Bảo vệ thai nhi với các sang chấn bên ngoài
Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo vào buồng ối

Các hình thái ối vỡ:

Vỡ ối đúng lúc là vỡ ối khi cổ tử cung mở hết
Vỡ ối sớm là vỡ ối xảy ra khi cổ tử cung chưa mở hết nhưng đã có chuyển dạ
Vỡ ối non là vỡ ối xảy ra khi chưa có chuyển dạ.
Rau bong và sổ rau: sau khi sổ thai, cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý làm cho rau thai và màng rau bong ra, xuống dần trong đường sinh dục người mẹ và sổ ra ngoài. Tử cung co chặt lại gây ra tắc mạch sinh lý tạo thành khối an toàn để cầm máu sau khi rau sổ.

2.2.4 Một số thay đổi khác

Về phía người mẹ

Thay đổi về hô hấp: trong các cơn co tử cung có sự tăng thông khí dẫn tới kiềm hô hấp. Trong khi sổ thai, các cơn rặn đẻ làm tăng PCO2 và tình trạng tăng hô hấp sẽ làm tăng thêm vào tình trạng toan chuyển hóa.
Thay đổi về huyết động: tư thế sản phụ nằm ngửa, tử cung thường lệch sang phải nên tĩnh mạch chủ bụng bị chèn ép làm giảm tuần hoàn rau thai dẫn đến suy thai. Cho sản phụ nằm nghiêng trái sẽ loại bỏ được tác dụng xấu này. Các cơn co tử cung mạnh hoặc gắng sức rặn đẻ sẽ chèn ép động mạch chủ bụng dẫn tới giảm lưu lượng tuần hoàn rau thai và gây suy thai. Giảm huyết áp động mạch do giãn mạch hoặc do liệt mạch vì gây tê quanh tủy sống cũng có thể dẫn đến suy thai. Mẹ bị chảy máu nhiều trong chuyển dạ làm giảm khối lượng tuần hoàn và kèm theo tình trạng co mạch cũng gây ra suy thai.
Thay đổi về chuyển hóa: trọng lượng cơ thể mẹ giảm tử 4-6 kg sau khi đẻ, bao gồm trọng lượng thai nhi, bánh rau, nước ối, máu và các dịch tiết từ da, phổi, thận. Đường huyết cũng giảm do tăng tiêu thụ . Các gắng sức chịu đựng của cơ trong các cơn co tử cung, rặn đẻ có thể dẫn đến tình trạng toan máu và tình trạng toan máu này có thể chuyển sang con. Số lượng bạch cầu cũng tăng lên trong quá trình chuyển dạ đẻ.
Tình trạng lo lắng và cơn đau: trong chuyển dạ đẻ, việc tăng bài tiết cortisolvà các cathecholamin là do tình trạng đau cơn co tử cung và lo lắng gây nên, dẫn tới tình trạng co mạch làm trầm trọng thêm tình trạng toan do acid lactic. Vì vậy phải làm giảm đau và trấn an tinh thần giảm bớt lo lắng cho sản phụ.

Về phía thai nhi

Lúc này thai nhi cũng có những thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi của người mẹ, tim thai thay đổi trong cơn co tử cung. Tim thai hơi nhanh lên khi tử cung mới co bóp sau đó chậm lại trong cơn co tử cung. Ngoài cơn co tử cung, tim thai dần dần trở lại bình thường

Tóm lại, cơn đau đẻ và diễn biến của cuộc chuyển dạ khiến cho người mẹ phải chịu những cơn đau. Mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Hiện nay Y học đã tiến bộ nhiều, song song sự phát triển vượt bậc của ngành gây mê hồi sức, ngành sản khoa phát triển không ngừng. Việc ứng dụng thuốc tê tác động vào dây thần kinh vùng chậu nhằm cắt đứt cơn đau đẻ đã mang lại hiệu quả tuyệt vời cho các mẹ chuyển dạ sinh có cơn đau đẻ.

Xem thêm:

Dấu hiệu chuyển dạ sinh con so

Bong nút nhầy cổ tử cung

5 điều “ANH XÔ nhất định phải nhớ khi vợ CHUYỂN DẠ

Đẻ không đau con chui ra trong vòng 1 phút

Rặn sinh đúng cách giúp đỡ mất sức, tránh ảnh hưởng đến vùng kín

Gợi ý danh mục chuẩn bị trước sinh

https://bluecare.vn/appp
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare