Có nên sử dụng lời nói dối vô hại khi giao tiếp với trẻ

Không ít tình huống tôi gặp khi cha mẹ nói dối thiện ý hoặc vô hại với trẻ. Có những tình huống dở khóc dở cười, nhưng đáng suy ngẫm. VD, khi cô bé 4 tuổi vòi mẹ mua kem trên đường. Mẹ cô bé đang vội, nhưng không muốn làm bé thất vọng và nói rằng “mẹ quên đem ví tiền, lúc khác mình sẽ ăn nhé con”. Nhưng, khi lên xe bus, người mẹ rút ví lấy vài đồng trả tiền. Cô bé đã quan sát tất cả. Dĩ nhiên, nói dối dù bất kì lí do nào đều là không nên, đặc biệt với mục đích không thiện ý, vì hậu quả cuối cùng là phải giải quyết nó không lúc này thì cũng lúc khác. Nhưng, khi trong tình huống vô hại như ví dụ trên, chúng ta có nên dùng lời nói dối thiện ý hay vô hại với trẻ? Thậm chí trong 1 tình huống khác cần thiết hơn như khích lệ cho nổ lực, liệu có nên không?

Câu trả lời được nhóm TS. Setoh, Khoa Tâm Lý Học, ĐH Công Nghệ Singapore cùng ĐH California San Diego, Mỹ đã cho biết: lời nói dối thực ra là không nên dù đôi lúc vô hại hay thiện ý, nó có thể làm trẻ học được hành vi không chân thực này từ nhỏ, thậm chí làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý khi trẻ lớn.

Dạy trẻ cách dùng bao cao su: Độ tuổi nào là thích hợp nhất? - Krabi

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

CHÂN THẬT LÀ XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI
Khi cuộc sống hiện đại, con người trở nên kết nối dễ dàng hơn. Đó cũng là lúc giá trị con người được phát huy. Chân thật là cái mà mọi đứa trẻ cần được dạy và học. Trẻ có thể học nói dối, thì cũng có thể học sống chân thật. Khi giá trị con người là trung tâm thì bất kể đứa trẻ nào thể hiện tốt giá trị đó thì sẽ làm chủ thế giới của trẻ sau này.

DÙNG LỜI NÓI TẾ NHỊ THAY VÌ LỜI NÓI DỐI THIỆN Ý HAY VÔ HAI.
Nối dối có mục đích không thiện ý là không nên. Nhưng, có những tình huống vô hại xảy ra như ví dụ đầu bài viết, chúng ta thường không muốn đưa ra lời nói thật thẳng thừng có thể làm trẻ cảm thấy mất vui hay mất động lực, nhưng chúng ta cũng không nên dùng lời nói vô hại hay thiện ý vì trong giáo dục trẻ nhỏ chân thật là ưu tiên trong mọi tình huống. Tại sao là như vậy? Bởi vì trẻ con, đặc biệt độ tuổi <10 tuổi, phần lớn học thông qua trải nghiệm. Khi đó, các trẻ cần được nhìn trải nghiệm trong ánh mắt thuần khiết nhất, chân thật nhất. Điều này hình thành tư duy, hiểu biết và thậm chí còn cao hơn sự hiểu biết là cảm nhận về cuộc sống, lối sống. Nếu lăng kính đó bị lu mờ bởi những lời nói dối, chẳng lẽ bạn muốn các bé sẽ nhìn qua lăng kính mờ đục này hay sao!

Thay vì vậy, bạn nên dùng lời nói có thể truyền tải 2 mục đích:
1. Cung cấp sự thật
2. Sự thật được cung cấp có thể làm trẻ hiểu được.

VD. trong tình huống mua kem. Sự thật là bạn không muốn dừng lại mua kem vì sợ trễ xe bus (nếu có thời gian hơn bạn sẽ mua). Hãy cứ cho trẻ biết, trẻ có thể khó chấp nhận, nhưng rồi sẽ chấp nhận và đó là sự thật. Để làm nhẹ sự không chấp nhận của trẻ, thì hãy nói làm trẻ hiểu được tình huống.

Bạn có thể nói: Chúng ta đang vội vì xe bus đang đến, chúng ta sẽ mua kem khi trên đường về nhà chúng ta thấy 1 tiệm kem nữa nhé con! vậy nhé con? [và bạn nhớ giữ lời hứa]

VD. Trong trường hợp trẻ vẽ xong 1 bức tranh như bài tập về nhà, chạy đến khoe bạn. Cách thông thường, bạn trả lời qua loa cho qua chuyện hoặc khen ngợi. Nhưng, thử đặt vào tình huống như: Nếu bức hình thật sự xấu hay không đúng chủ đề cô giáo cho, trẻ có thể bị bạn bè chê bai hoặc cô giáo phê bình vì sai chủ đề. Cảm giác của trẻ như thế nào, khi người bố là được cậu bé tin tưởng cho ý kiến đầu tiên. Đó là hậu quả đôi lúc lời nói dối thiện chí khó lường được.

Khi nhìn và nhận xét bức tranh, hãy nghĩ đến sự thật bạn muốn cho trẻ, nói nó ra và tìm cách nói để trẻ hiểu là được.
VD chủ đề cô giáo giao là con vật nuôi yêu thích, nhưng bé vẽ con hổ chẳng hạn
Bạn có thể nói: Bố rất thích bức tranh con hổ của con, nó đẹp lắm [sự thật bạn cảm thấy thích nét đáng yêu hoặc điều gì đó từ bức tranh]; nhưng con nghĩ xem chúng ta có thể nuôi con hổ trong nhà không nhỉ? con hổ có thể nuôi ở đâu nhỉ? có con nào giống con hổ mà chúng ta có thể nuôi trong nhà?

Bottom line
Đôi lúc, giao tiếp với trẻ con cần nhiều chú ý. Trong đó, truyền tải sự thật là 1 điều quan trọng, nó giúp bạn tránh mọi rủi ro do nói dối mang lại, mà còn giúp trẻ học trải nghiệm chân thật nhất. Con người luôn lớn lên khi họ trải nghiệm mà trải nghiệm đáng sợ nhất khi chỉ toàn lời nói dối.

Note

Setoh P. et al (2020) Parenting by lying in childhood is associated with negative developmental outcomes in adulthood.J Exp Child Psychol;189, 104680.

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm:

2 Yếu tố ảnh hưởng quyết định lên hành vi của trẻ trước 5 tuổi

Bạo hành lời nói tội ác kinh hoàng với trẻ

Dạy trẻ về sự công bằng

Dạy trẻ tập nói

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Động viên trẻ như thế nào cho đúng

Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh

“QUY TRÌNH” XỬ LÍ MỘT CUỘC “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ

Dạy trẻ chấp nhận thất bại và tự đứng lên

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*