Sinh non – cách dự đoán và dự phòng

Sinh non là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần biết nguyên nhân, cách dự đoán và dự phòng cũng như nhận biết các dấu hiệu sinh non để có cuộc vượt cạn an toàn, các mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Bluecare nhé.

Contents

Sinh non là gì?

Sinh non hay đẻ non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 9 tháng 7 ngày (tương đương 40 tuần). Trong Sản khoa chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Tình Trạng sinh non

  • Ước tính mỗi năm có 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần) và con số này vẫn đang tăng.
  • Theo dữ liệu của 184 quốc gia, tỉ lệ sinh non giao động từ 5% đến 18%.
  • Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi với gần 1 triệu ca tử vong trong năm 2015.
  • ¾ số ca tử vong này có thể ngăn ngừa.

Phân loại sinh non

  • Sinh cực non (dưới 28 tuần).
  • Sinh rất non (28 đến 32 tuần).
  • Sinh non trung bình (32 đến 37 tuần).

Các yếu tố nguy cơ sinh non

Tiền sử sản khoa

  • Sinh non trước đó (yếu tố nguy cơ lớn nhất).
  • Mang thai nhiều lần.
  • Đã từng phá thai và / hoặc sẩy thai nhiều lần.

Các yếu tố liên quan đến thai phụ

  • Mang thai thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Không có hoặc có quản lý thai kỳ kém.
  • Dinh dưỡng kém trong khi mang thai (có thể trước đó).
  • Hút thuốc lá.
  • Mẹ trẻ tuổi hoặc lớn tuổi (ví dụ, <16, > 35).
  • Nhiễm trùng không điều trị (ví dụ: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng ối).
  • Đa thai (ví dụ cặp song sinh, ba thai).
  • Suy yếu cổ tử cung (hở eo cổ tử cung).
  • Tiền sản giật.
  • Nhau bong non.
  • Một số dị tật bẩm sinh (bào thai có dị tật cấu trúc tim bẩm sinh có nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần thai nhi bình thường).

Đa thai là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây sinh non: 59% trường hợp sinh đôi và > 98% trường hợp sinh ba trở lên là sinh non. Trong đó nhiều trẻ sơ sinh rất non tháng (< 32 tuần): 10,7% trường hợp sinh đôi, 37% trường hợp sinh ba, và > 80% trường hợp sinh bốn trở lên.

Các yếu tố về kinh tế xã hội

  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
  • Các bà mẹ có trình độ học thức thấp.

Các khuyến cáo của Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2021

Khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học tốt và nhất quán (Mức A)

  • Những bà mẹ đơn thai và có tiền sử sinh non, được khuyến cáo thực hiện siêu âm ngã âm đạo đo chiều dài cổ tử cung bắt đầu từ tuần 16 0/7 đến tuần 24 0/7 thai kỳ.
  • Ở những bà mẹ không có triệu chứng viêm âm đạo, không khuyến cáo sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn âm đạo để dự phòng sinh non.
  • Những bà mẹ đơn thai, cổ tử cung ngắn, không có tiền sử sinh non và không có triệu chứng, được khuyến cáo sử dụng progesteron đặt âm đạo.
  • Những trường hợp không có tiền sử sinh non, không khuyến cao sử dụng 17-OHPC (17-alpha hydroxyprogesterone caproate) tiêm bắp để dự phòng sinh non.
  • Những bà mẹ đơn thai và có tiền sử sinh non, nên sử dụng progesterone (đặt âm đạo hoặc tiêm bắp).
  • Những bà mẹ song thai, cổ tử cung ngắn, không khuyến cáo sử dụng vòng nâng cổ tử cung để dự phòng sinh non.

Khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học giới hạn và không nhất quán (Mức B)

  • Những trường hợp không có tiền sử sinh non, nên được đánh giá giải phẫu cổ tử cung qua ổ bụng hoặc ngả âm đạo trong khoảng tuần 18 0/7 đến 22 6/7.
  • Những trường hợp không có tiền sử sinh non, không nên thực hiện tầm soát siêu âm ngã âm đạo đo chiều dài cổ tử cung.
  • Những trường hợp đơn thai, cổ tử cung ngắn, không có tiền sử sinh non, không khuyến cáo sử dụng vòng nâng cổ tử cung.
  • Những trường hợp đa thai, không khuyến cáo sử dụng 17-OHPC tiêm bắp để dự phòng sinh non.
  • Những trường hợp song thai, không khuyến cáo sử dụng thường quy progesterone đặt âm đạo để dự phòng sinh non.
  • Những trường hợp đa thai, không khuyến cáo khâu vòng cổ tử cung để dự phòng sinh non.

Khuyến cáo dựa trên sự đồng thuận và ý kiến chuyên gia (Mức C)

Những trường hợp đơn thai, tiền sử sinh non, cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 ngắn và không sử dụng progesterone; nên được thông tin về nguy cơ sinh non, có 2 lựa chọn điều trị (progesterone đặt âm đạo và khâu vòng cổ tử cung) và không chắc chắn lựa chọn nào là tốt nhất.

Những trường hợp đơn thai, tiền sử sinh non, cổ tử cung trong tam cá nguyệt thứ 2 ngắn và có sử dụng progesterone; nên được thông tin về nguy cơ sinh non và khâu vòng cổ tử cung có thể được sử dụng đồng thời với progesteron.

Không khuyến cáo hạn chế hoạt động.

Tài liệu tham khảo

(1) American College of Obstetricians and Gynecologists (2021). Prediction and prevention of spontaneous preterm birth: ACOG Practice Bulletin, Number 234. Obstetrics and gynecology, 138(2), e65-e90.

(2) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth

(3) https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/nhi-khoa/các-vấn-đề-chu-sinh/trẻ-sơ-sinh

Xem thêm:

Các vấn đề về phổi ở trẻ sinh non

TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU MẸ PHẢI BIẾT VỀ SINH NON

MẸ BẦU THUỘC CÁC NHÓM SAU ĐẶC BIỆT CẦN GHI NHỚ CÁC DẤU HIỆU DỌA SINH NON

MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ SINH NON?

MẸ BẦU THUỘC 3 NHÓM SAU CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý CÁC DẤU HIỆU “DỌA” SINH NON

SINH NON, NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, DỌA SINH NON CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH.

Những trường hợp dễ bị sinh non

Rỉ ối cuối thai kỳ, báo hiệu nguy cơ sinh non?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*