MẸ BẦU THUỘC 3 NHÓM SAU CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý CÁC DẤU HIỆU “DỌA” SINH NON

Mẹ bầu càng sớm nhận ra các dấu hiệu của sinh non, bé yêu càng dễ được bảo vệ khỏi các vấn đề về sức khỏe. Những dấu hiệu ấy thậm chí có thể được theo dõi chủ động hơn, hiệu quả kiểm soát tốt hơn khi mẹ hiểu rõ nguy cơ của chính bản thân mình.

1. Khi nào trẻ được coi là sinh non?
Em bé trải qua những mốc phát triển quan trọng trong suốt thai kì – thậm chí ngay cả tới những tuần cuối. Từ tuần thai thứ 37, bé vẫn cần được nuôi dưỡng trong bụng mẹ để phát triển thực sự hoàn thiện não bộ, phổi và gan.

Trẻ sơ sinh được coi là sinh non khi chào đời trước tuần thứ 37 của thai kì. Trẻ non tháng (đặc biệt là sinh trước 32 tuần) thường có nhiều nguy cơ tử vong, gặp các dị tật bẩm sinh hơn các bé sinh đủ tháng. Một số nguy cơ thường gặp như:

Vấn đề về đường thở, hô hấp
Các vấn đề về thị giác
Các vấn đề về thính giác
Khó ăn hơn
Bại não
Chậm phát triển
Để đảm bảo cho con sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mẹ bầu cần phải chăm sóc bản thân, theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi của cơ thể – đặc biệt là những tháng cuối, để kịp thời phát hiện, ứng phó với các dấu hiệu “dọa” sinh non.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh

2. Mẹ bầu nào có nguy cơ sinh non?
Chưa có nguyên nhân chính xác khiến mẹ bầu sinh non, tuy nhiên, có một vài yếu tố được cho là có thể làm gia tăng nguy cơ này:

Mang bầu ở tuổi ngoài 35
Đã từng có tiền sử sinh non
Mẹ bầu mang thai nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Mẹ bầu mang thai đôi, thai ba…
Nhiễm trùng thai kì
Hút thuốc khi mang bầu
Thường xuyên căng thẳng khi mang bầu
Phụ nữ có điều kiện kinh tế eo hẹp, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
3. Những dấu hiệu nào cảnh báo sinh non?
Việc chuyển dạ trước tuần 37 của thai kì thường diễn ra đột ngột, các dấu hiệu tương tự như dấu hiệu chuyển dạ của bà bầu sinh đủ tháng:

Co thắt tử cung với tần suất khoảng 10 phút/lần hoặc ngắn hơn
Tăng tiết dịch âm đạo hoặc ra máu âm đạo
Cảm thấy vùng chậu bị đè nặng – có cảm giác như em bé đang bị đẩy xuống
Đau âm ỉ ở lưng dưới
Đau quặn bụng giống như đau bụng kinh nguyệt
Co thắt vùng bụng, nhiều trường hợp đi kèm với tiêu chảy

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh
4. Nên làm gì khi nghi ngờ mình có dấu hiệu sinh non?
Cần phải tới gặp bác sĩ ngay lập tức khi thấy các triệu chứng sinh non để hạn chế tối đa mọi rủi ro cho mẹ và bé. Các bác sĩ sẽ giúp bé có thêm thời gian được nuôi dưỡng trong bụng mẹ hoặc đón bé chào đời khỏe mạnh hơn.

Một vài quy tắc đơn giản sau sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non và cũng như giữ gìn sức khỏe:

Không hút thuốc lá, ma túy
Không uống rượu bia
Được chăm sóc tiền sản đầy đủ, đúng cách càng sớm càng tốt, ngay từ những ngày đầu tiên của thai kì và trong suốt quá trình mang thai
Nếu thuộc nhóm có nguy cơ sinh non hoặc thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo sinh non, cần tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe
Nếu đã từng sinh non, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ ngay từ những tuần đầu của thai kì để được theo dõi và có thể được chỉ định liệu pháp điều trị bằng progesterone nếu cần
Không nên có bầu quá sát nhau, khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần thai kì (tính từ khi sinh tới khi mang bầu em bé tiếp theo) nên là 18 tháng.

Xe thêm: các dạng đau bụng trong thai kỳ

bluecare
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare