PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU SINH

Contents

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU SINH LÀ GÌ?

Phục hồi chức năng sau sinh giúp các bà mẹ mới sinh hồi phục hiệu quả sau khi mang thai và sinh nở. Các chuyên viên trị liệu có chuyên môn về sức khỏe phụ nữ sẽ điều trị phục hồi chức năng sau sinh để giúp các bà mẹ có thể sớm trở lại lối sống lành mạnh và hạnh phúc bên gia đình.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU SINH CÓ THỂ GIÚP TÔI HỒI PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Phục hồi chức năng sau sinh giúp phụ nữ sau sinh phát triển sự tự tin và hiểu rõ hơn vùng chậu để có thể trở lại các hoạt động thể chất, kẻ cả quan hệ tình dục và hoạt động thể thao, một cách nhanh chóng và an toàn. Sau khi sinh, nếu trở lại hoạt động thể chất quá sớm thì có thể giãn căng cơ và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và chất lượng sống. Các triệu chứng điển hình là cảm thấy nặng và khó chịu ở vùng bụng và sàn chậu. Các triệu chứng này có thể nặng thêm khi tập tăng sức mạnh cơ thân mình không phù hợp, từ đó có thể gây đau bụng, đau lưng hoặc sa xuống các cơ quan vùng khung chậu.

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Trong quá trình phục hồi chức năng sau sinh, phụ nữ sau sinh sẽ học cách kiểm soát cơ thể của mình để phòng ngừa các biến chứng thứ phát có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi trở lại các hoạt động thường ngày.

Chương trình này còn giúp ngăn ngừa các biến chứng như đau cột sống hay khung chậu có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi sinh, cũng như giúp giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ hoặc sa dạ con do các hoạt động thể thao hoặc sau này do thời kỳ mãn kinh.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ MÀ TÔI SẼ GẶP PHẢI?

Phụ nữ sau sinh không thể lấy lại vóc dáng ngay tức thì sau khi sinh. Điều quan trọng là nên biết rõ về thời kỳ hậu sản để tận dụng những tháng này hồi phục đúng cách, nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể.

Sau khi sinh, người mẹ sẽ nhìn thấy và cảm nhận nhiều sự thay đổi của cơ thể. Cân nặng, vóc dáng, khả năng vận động, tâm trạng và sức lực đều thay đổi.

Điều kỳ diệu khi mang thai là khung chậu, bụng và cột sống thay đổi khá nhanh để thích ứng với sự tăng trưởng của thai nhi, cùng với các thay đổi này các bà mẹ mới sinh thường có cảm giác lưng, sàn chậu hoặc bụng không thoải mái hoặc đau.

Trong những tháng sau sinh này, người mẹ mới sinh nên vượt qua các sự thay đổi của cơ thể, cũng như chăm sóc bé, gia đình và chuẩn bị đi làm việc lại, nhưng từng bước sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của đội ngũ phục hồi chức năng giàu kinh nghiệm và của bác sĩ sản khoa.

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU SINH NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ sản khoa sẽ làm việc chặt chẽ với đội ngũ phục hồi chức năng. Chuyên viên vật lý trị liệu và chuyên viên thuật nắn xương sẽ phối hợp cùng nhau để lập một chương trình phù hợp theo nhu cầu, thông thường bao gồm kiểm soát đau, điều chỉnh khung chậu và cột sống, xoa bóp, tập luyện, tăng sức mạnh cơ, kéo giãn cơ, điều chỉnh tư thế, hướng dẫn các hoạt động hàng ngày cũng như giúp phụ nữ sau sinh chuẩn bị trở lại các hoạt động thể thao một cách an toàn.

Dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể, nhóm chuyên viên có thể đề nghị một số buổi tập để giúp cơ thể hồi phục hoàn toàn một cách an toàn.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về chương trình phục hồi chức năng sau sinh.

KHI NÀO TÔI NÊN BẮT ĐẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG?

Các bà mẹ sau sinh có thể bắt đầu chương trình phục hồi chức năng với chuyên viên thuật nắn xương hoặc chuyên viên vật lý trị liệu vào bất kỳ lúc nào sau khi sinh, kể cả trong thời gian nằm viện.

Đối với bà mẹ có một số triệu chứng cấp tính sau khi sinh hoặc sinh thường phức tạp, bác sĩ sản khoa có thể ra y lệnh để bắt đầu ngay chương trình phục hồi chức năng:

  • Chuyên viên thuật nắn xương sẽ giúp giảm đau lưng, cổ hoặc chân;
  • Chuyên viên vật lý trị liệu có thể hỗ trợ trong trường hợp rối loạn kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện như không tự chủ hoặc đi gấp.

Nếu sinh thường không phức tạp, thì tại lần khám hậu sản, bác sĩ sản khoa sẽ ra y lệnh giúp người mẹ bắt đầu chương trình phục hồi chức năng bốn hoặc sáu tuần trở lên sau khi sinh.

Nếu sinh mổ, có thể bắt đầu chương trình phục hồi chức năng từ tuần thứ 8 trở lên sau sinh.

Chuyên viên thuật nắn xương, bằng các thao tác nhẹ nhàng, có thể giúp nắn chỉnh sửa khung chậu, cột sống và các cơ quan nội tạng nhằm đảm bảo vùng khung chậu vận động thăng bằng. Chuyên viên thuật nắn xương còn giúp điều chỉnh và hài hòa lại hệ thần kinh và nội tiết.

Chuyên viên vật lý trị liệu thông qua sự hướng dẫn cụ thể và các bài tập, có thể giúp phục hồi vận động và sức mạnh cơ sàn chậu, khôi phục lại đai chậu bao gồm tư thế, cơ bụng và kiểu thở, để chuẩn bị trở lại các hoạt động thể chất một cách an toàn.

Thậm chí khi không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, bà mẹ sau sinh cũng có thể liên hệ với đội ngũ phục hồi chức năng để đánh giá các chức năng của cơ thể nhằm chuẩn bị trở lại các hoạt động thể chất một cách an toàn.

Chuyên viên thuật nắn xương đảm bảo các chức năng khung chậu, cột sống và các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động lại như ban đầu và hỗ trợ tối ưu hóa sức lực của người mẹ .

Chuyên viên vật lý trị liệu đảm bảo các chức năng của sàn chậu, thành bụng, thở được hoạt động mạnh và tư thế của người mẹ là đúng.

Đối với phụ nữ muốn sớm trở lại các môn thể thao có cường độ cao, bác sĩ sản khoa có thể đề nghị nên sớm bắt đầu chương trình phục hồi chức năng với một chuyên viên vật lý trị liệu và một chuyên viên thuật nắn xương chuyên gia về sức khỏe và thể thao cho phụ nữ.

KHI NÀO TÔI NÊN LIÊN HỆ ĐỘI NGŨ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG?

Việc liên hệ với đội ngũ phục hồi chức năng sau khi sinh không bao giờ là quá muộn. Đội ngũ này có thể hỗ trợ vào bất kỳ lúc nào để giúp người mẹ cảm thấy tự tin khi trở lại các hoạt động thể chất và quan hệ tình dục, hoặc khi phát hiện các triệu chứng sau:

  • Đau khung chậu
  • Đau lưng hoặc đau cổ
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau đa khớp
  • Vô cùng mệt mỏi
  • Rối loạn hóc môn hoặc tâm trạng
  • Đau bụng kinh.

Trong các trường hợp này, chuyên viên thuật nắn xương có thể tạo mọi điều kiện để giúp phục hồi.

Ngoài ra, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn và đề nghị các bài tập trong trường hợp sau đây:

  • Tiểu tiện không tự chủ hoặc són tiểu khi ho, cười hoặc hắt hơi;
  • Cảm giác sàn chậu nặng hoặc yếu;
  • Rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện;
  • Đau hoặc khô khi quan hệ tình dục;
  • Sẹo;
  • Phình bụng do giãn cơ bụng
  • Đau lưng hoặc khung chậu khi đứng, ngồi hoặc nằm;
  • Thường xuyên bị đau lưng một chỗ hoặc mệt mỏi trong khi chăm sóc bé hoặc khi làm việc;
  • Kiểm soát cơ kém hoặc yếu cơ;
  • Còn phù mỡ.

TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ NGAY SAU KHI SINH ĐỂ PHỤC HỒI NHANH CHÓNG?

Sau khi sinh, nếu sớm biết cách vận động, biết tự đánh giá tiến trình phục hồi và biết tránh đau thì người mẹ sẽ cảm thấy khỏe nhiều hơn.

Luôn lắng nghe cơ thể, không kéo căng cơ thể và không bao giờ để cho cơ thể đau hoặc khó chịu. Điều phối thời gian nghỉ ngơi và đi bộ ngắn tùy theo nhịp ăn ngủ của bé.

Tại khoa sản, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc chuyên viên vật lý trị liệu nếu có bất kỳ lo ngại gì. Mọi chuyên viên đều có thể hỗ trợ vào bất kỳ lúc nào.

Phải vận động sớm sau khi sinh, ra khỏi giường và đi lại để thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Có thể bắt đầu các bài tập dưới đây ngay sau khi sinh:

TẠI GIƯỜNG

1. Tập gập-duỗi cổ chân: lặp lại động tác 6 lần, thực hiện 5-6 lần/ngày

2. Khi bắt đầu vận động tại giường, có thể co một chân lại một cách nhẹ nhàng và từ từ, làm mỗi lần một chân và luân phiên. Lặp lại động tác 4 lần, thực hiện 5-6 lần/ngày.

3. Có thể nâng khung chậu lên một cách nhẹ nhàng để giúp giảm đau lưng. Lặp lại động tác 4 lần, thực hiện 5-6 lần/ngày

4. Để giảm sưng hoặc đau sàn chậu, cũng như khi bị đau do trĩ, có thể chườm túi đá bọc vào trong khăn ẩm, 10 phút mỗi giờ, trong 24-48 giờ sau khi sinh.

5. Sau khi chườm đá, ở tư thế nằm, thực hành tạo “nhịp co” của sàn chậu 3-4 lần để giúp tuần hoàn máu và làm lành. Co cơ sàn chậu vào nhẹ nhàng sau đó thả lỏng ra. Không nên giữ cơ sàn chậu vào hoặc “ngừng tiểu”.

6. Hút sàn chậu lên trước khi ho hoặc hắt hơi. Nếu sinh mổ, cũng làm như vậy nhưng dùng tay để đỡ vết mổ bụng.

– diaphragm = cơ hoành
– transverse abdominus = cơ bụng ngang
– pubic bone = xương mu
– multifidus = cơ nhiều chân
– sacrum = xương cùng
– pelvic floor = sàn chậu
– bladder = bàng quang
– uterus = tử cung
– bowel = ruột
– anal sphincter = cơ thắt hậu môn

LÊN HOẶC XUỐNG GIƯỜNG

  • Ngay sau khi sinh, lần đầu tiên khi muốn rời khỏi giường, hãy yêu cầu nữ hộ sinh hỗ trợ để phòng tránh nguy cơ té ngã và ngăn ngừa làm tổn thương các vết thương nếu có.
  • Vì cơ còn yếu nên để tránh đau cột sống và bụng, hãy chuyển người sang một bên và áp dụng phương pháp di chuyển từ tư thế nằm nghiêng mà chuyên viên vật lý trị liệu đã hướng dẫn trong thời kỳ mang thai.

Chuyển người sang một bên để rời khỏi giường. KHÔNG ngồi thẳng dậy khi đang nằm ngửa.

NGỒI GHẾ

  • Hãy ngồi trên một cái ghế thật thoái mái trong thời gian ngắn và trong khi cho con bú mẹ.
  • Tránh ngồi trên gối nệm hình nhẫn, mặc dù loại gối này giúp giảm tình trạng khó chịu của sàn chậu.
  • Thư giãn cơ thể bằng các loại nhạc êm dịu để giúp giảm căng thẳng ở vai và cổ. Dành thời gian để xoay vòng khớp vai về phía trước và phía sau một vài lần.

ĐI VỆ SINH

  • Ngồi thoải mái trên bồn vệ sinh, giữ phần thắt lưng uốn cong khi cúi về phía trước từ khớp hông.
  • Chống tay lên đùi để giúp bụng thư giãn về phía trước.
  • Thở chậm nhưng không tăng áp lực lên sàn chậu. Không nín thở. Đỡ vết mổ và tầng sinh môn khi cần thiết.

Phương pháp 1: nâng gót chân khỏi sàn nhà và cúi về phía trước để giảm áp lực cho sàn chậu.

Phương pháp 2: sử dụng ghế để chân và gập khớp háng để bảo vệ sàn chậu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI CÓ THỂ LẤY LẠI VÓC DÁNG SAU KHI SINH?

Sau khi xuất viện từ Khoa Sản, người mẹ có thể trở lại đa số hoạt động tại nhà.

Tuy nhiên, bà mẹ sau sinh cũng nên dành thời gian để làm lành và phục hồi. Lên kế hoạch nhưng thật ít công việc cho ba tuần đầu tiên sau khi sinh. Vận động nhẹ nhàng, lập kế hoạch tối thiểu cho công việc nhà, tránh nâng nhấc quá nặng hoặc đi du lịch xa. Hãy yêu cầu bố của bé giúp và sắp xếp môi trường trong nhà để mẹ có thể giữ tư thế đúng trong khi tắm và chăm sóc bé.

Sau khi xuất viện, bắt đầu đi qua đi lại ít. Đừng ép buộc cơ thể –bắt đầu từ từ và khi cảm thấy thoải mái tăng dần thời gian đi bộ. Trong giai đoạn này nên duy trì bài tập nhịp co của sàn chậu.

Sau một tháng, nếu có kế hoạch tham gia các lớp tập luyện sau sinh gồm có yoga hoặc tập thể dục (fitness), hãy liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu trước để được đánh giá đầy đủ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình nào. Tránh bơi lội trước khi được đánh giá sau sinh vì có thể bạn có nguy cơ nhiễm trùng.

Phần lớn các hoạt động thể chất đều làm tăng áp lực cho vùng bụng và vùng chậu, vì vậy hãy thận trọng, nếu:

  • Đau bụng hoặc khung chậu;
  • Phình bụng. Nên học cách kiểm soát tình trạng phình bụng trước khi thực hiện các bài tập tăng sức mạnh cơ;
  • Kiểm soát sàn chậu kém (sự rỉ ra, khí ra, nặng nề);
  • Nín thở trong quá trình vận động.

Trong các trường hợp này, vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên viên thuật nắn xương hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.

Sau khi tập phục hồi chức năng, cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng là kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ tập luyện phù hợp với cơ thể sẽ giúp sớm trở lại các hoạt động như trước khi mang thai một cách an toàn.

  • Tuy nhiên, để tránh kiệt sức với một chương trình tập luyện dày đặc, nên sắp xếp hài hòa các bài tập trong cuộc sống hàng ngày và làm cho việc tập luyện trở thành một phần thú vị trong đời sống.
  • Có thể bắt đầu với các hoạt động sức va chạm nhẹ như đi bộ, chạy xe đạp, chạy xe đạp dưới nước, bơi lội hoặc chạy bộ nhẹ sau đó có thể tăng dần. Trong năm đầu tiên sau khi sinh, nên tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn các cuộc thi đấu hoặc các môn thể thao có tính cạnh tranh hoặc thách thức.
  • Ngay sau khi sinh, trở lại các hoạt động thể thao, chạy đua, hoặc các hoạt động sức va chạm mạnh có thể gây căng thẳng hoặc giãn cơ bụng và cơ sàn chậu khi đang trong quá trình lành lại.
  • Nếu trước khi mang thai đã yêu thích các cuộc thi thể thao va chạm mạnh kể cả nhảy hoặc đẩy tạ, hãy trao đổi với chuyên viên vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách an toàn nhất khi tập luyện trở lại.

Việc thay đổi không thể xảy ra một sớm một chiều mà sẽ tiến triển từng bước để giúp người mẹ sau sinh hồi phục hoàn toàn cơ thể và sớm trở về với cuộc sống đầy năng động và thú vị.

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare