Nhịp tim của thai nhi

Nếu bạn mới phát hiện mình có thai hẳn là bạn đang rất hồi hộp và mong ngóng từng ngày để đến tuần thứ 7 hoặc thứ 8 để được lần đầu tiên nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Đó Thực sự là một thứ âm thanh kỳ diệu đối với các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ đã từng có trải nghiệm về thai lưu. Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Nhịp tim bình thường của thai nhi là tín hiệu giúp mẹ biết được thai nhi đang phát triển tốt.

Contents

1. Nhịp tim của thai nhi phát triển như nào?

Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Bấy giờ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành nên 2 ống dẫn vào tim thai. Dù thời điểm này hình dáng thai nhi chưa hoàn thành, nhưng tim thailại được cấu thành và co bóp tốt, đập như quả tim người thực thụ. Đến thời điểm cuối tuần thứ 5 thai kỳ, đây là một cột mốc quan trọng, nếu thai nhi thấy tim chứng tỏ đã trỗi dậy thành một mầm sống.

Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái.

Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, nhịp tim thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút.

 

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

2. Tim thai nghe được khi nào?

Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

3. Nhịp tim bình thường của thai nhi

Trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài sẽ hỗ trợ bác sĩ đo và theo dõi nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể gắn một thiết bị dùng để theo dõi trực tiếp lên da đầu thai nhi, đảm bảo cho kết quả đo chỉ số nhịp tim thai chính xác nhiều hơn.

Vì thế, bác sĩ cần đo nhịp tim thai nhanh hay chậm, để nắm bắt được tất cả mọi sự thay đổi liên quan tim khi có bất trắc xảy ra. Đây chính là một biểu hiện rõ ràng nhất thông báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cùng những nguy cơ có thể chuẩn bị xảy đến. Từ đây, bác sĩ sẽ có biện pháp tức thời giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Theo dõi tim thai giai đoạn tam cá nguyệt 3 cùng với lúc có dấu hiệu chuyển dạ là quan trọng vô cùng để có thể đảm bảo rằng thai nhi vẫn luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

Nhịp tim bình thường

Một điều mà các mẹ bầu cần quan tâm khi siêu âm thai đó là nhịp tim thai đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh so với ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường

Chuyên gia sản khoa nhận định, nhịp tim thai nhi đạt từ 110–160 nhịp đập mỗi phút tại giai đoạn chuyển dạ là tốt nhất. Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về vấn đề mà bạn lo lắng về nhịp tim của bé.

Nhịp tim nhanh

Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh. Ở đây, ta có thể hiểu, nhịp tim thai nhanh là khi nhịp tim có thể tăng lên ít nhất là 15 nhịp trong mỗi phút, thường kéo dài tối thiểu 15 giây. Tình trạng này hoàn toàn là bình thường. Nguyên nhân nhịp tim chiều hướng tăng nhanh do khi ấy thai nhi đang cần lượng đủ oxy để thở.

Nhịp tim thai nhi tăng nhanh đột ngột diễn ra nhiều lần trong các thời điểm khác nhau của giai đoạn chuyển dạ, sinh nở. Trong quá trình này, nếu có dấu hiệu bất thường của sự suy tim, nhịp tim chậm lại, hầu hết các bác sĩ thường sẽ tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các cách sau:

  • Lắc nhẹ nhàng bụng mẹ.
  • Đưa ngón tay qua phần cổ tử cung, ấn lên đầu thai, đối với thai ngôi thuận.
  • Tạo những âm thanh động ngắn
  • Những phương pháp này nếu giúp làm tăng nhanh được tốc độ nhịp tim thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.

Nhịp tim chậm

Lưu ý quan trọng là nhịp tim chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.

4. Nhịp tim thai nhi dự đoán giới tính?

Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ rằng: nhịp tim thai nhi có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 nhịp đập mỗi phút thì là bé trai. Tuy nhiên, sự thật là bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được mà bắt buộc phải qua siêu âm hình ảnh.

Xem thêm:

Dấu hiệu khi có tim thai

Siêu âm tim thai – can thiệp sớm cần thiết như thế nào?

MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ CHO TIM THAI PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH

Tim thai khi nào có? Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Cà tím “siêu thực phẩm” chống dị tật thai nhi

Nhịp tim của thai nhi

Khắc phục hiện tượng khó thở tim đập nhanh khi mang thai

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare