Ngậm bắt ti mẹ đúng cách – P2

Ngậm bắt vú đúng cách là điều kiện quan trọng giúp bé bú hiệu quả và mẹ cảm thấy dễ chịu. Bé cần học cách đưa bầu vú vào sâu trong miệng chứ không chỉ sử dụng ti mẹ như chiếc núm. Khi bú bình, bé dùng má để tạo lực hút làm sữa di chuyển từ bình vào miệng (hãy thử mút ngón tay cái, bạn sẽ thấy môi mình chụm lại còn má hóp vào). Tiếp theo phần 1, Bluecare xin chia sẻ đến các mom về dấu hiệu trẻ ngậm bắt ti mẹ đúng cách – P2

Các dấu hiệu bé ngậm bắt vú mẹ tốt

– Miệng bé ôm đầy bầu vú mẹ.
– Môi trên và môi dưới rộng mở.
– Môi dưới lộn ra ngoài như môi cá, không uốn vào trong. Có thể mẹ sẽ không nhìn thấy môi dưới của con.

– Cằm bé chạm vào bầu ngực mẹ
– Mũi bé gần chạm bầu ngực mẹ.

– Hai má bé căng phồng.
– Lưỡi bé chìa ra, chồng lên môi dưới khi ngậm bắt vú và nằm dưới quầng vú khi bú.

– Mẹ cảm thấy dễ chịu, không bị đau khi bé bú.

– Bé ép ngực vào người mẹ và không phải xoay đầu khi bú.
– Mẹ chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ hoặc không nhìn thấy quầng vú (tùy theo kích thước của quầng vú và miệng của bé). Nếu quầng vú bị lộ thì phần trên phải nhiều hơn phần dưới.

– Bé mút chậm và sâu, thỉnh thoảng nghỉ. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng bé nuốt. Một số bé nuốt rất nhẹ, lúc này hơi thở ngắt quãng có thể là biểu hiện duy nhất cho thấy bé đang nuốt.

– Mẹ thấy tai bé ‘vẫy’ nhẹ.

#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app   Hotline 0985768181.

Trẻ ngậm bắt vú mẹ tốt:

– Cằm chạm vú mẹ

– Miệng mở rộng, ngập vú sâu

– Môi dưới đưa ra ngoài

– Quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới

Nhiều bà mẹ cảm thấy đau ở đầu cữ bú và chỉ hết đau khi hai mẹ con tìm được tư thế thích hợp và bé ngậm bắt vú đúng cách. Lý do khiến mẹ bị đau thường là do bé chỉ mút núm vú. Nhẹ nhàng đưa một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để tạm dừng cữ bú. Cho bé ngậm bắt vú lại.

Mẹ cần lưu ý rằng khi rời khỏi miệng bé, núm vú trông phải tròn trịa và dài hoặc giữ nguyên hình dáng như trước khi bú. Bé ngậm bắt núm vú sai có thể khiến núm vú bị dẹt hoặc xẹp lại. Trường hợp bé bú yếu, mẹ cũng có thể tạm dừng cữ bú như cách nêu trên và cho bé ngậm núm vú lại.

Lê Hoa – Theo Hội Dinh dưỡng Việt Nam

Xem thêm:

Để bé ngậm bắt ti mẹ đúng cách – phần 1

LÀM SAO ĐỂ BÉ TI MẸ TRỞ LẠI?

TẬP BÚ BÌNH CHO TRẺ ĐÃ QUEN VỚI TI MẸ

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TỰ CHỮA TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

GIẢI PHÁP CHO BÉ KHÔNG BÚ TRỰC TIẾP MẸ TRONG 6 TUẦN ĐẦU

CÁCH VỆ SINH ĐẦU NGỰC CHO MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI ĐỂ GIẢM TẮC TIA SỮA

LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ

SỮA MẸ CÓ MÙI XÀ PHÒNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĂN GÌ ĐỂ MẸ NHIỀU SỮA MÀ KHÔNG TĂNG CÂN

ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA HIỆU QUẢ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU

CHỮA TẮC TIA SỮA BẰNG XOA BÓP BẤM HUYỆT

NGUYÊN NHÂN GÂY ÍT SỮA MẸ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ MẸ LUÔN DỒI DÀO SỮA CHO CON BÚ

MẸ SỮA TRÀN CHỀ, NẾU…

Bài Chữa Mẹo Dân Gian Để Có Nhiều Sữa Mẹ Cực Hiệu Quả

Bí Quyết Để Mẹ Có Nhiều Sữa Sau Sinh

6 Cách Đơn Giản Để Sữa Mẹ Luôn Dồi Dào

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*