Catnap là gì? Muốn nuôi con theo EASY thành công mẹ phải biết

Catnap-la-gi
Catnap là gì

Catnap là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ mới tìm hiểu về phương pháp E.A.S.Y lúng túng. Cùng Bluecare tìm hiểu về thuật ngữ EASY này trong bài viết dưới đây nhé!

Trước khi tìm hiểu catnap là gì, bạn cần phải biết thế nào là nap trong E.A.S.Y.

Nap là giấc ngủ ngày của bé. Một nap thường kéo dài từ 1,5 đến 2 tiếng. Vậy

Contents

Catnap là gì?

CATNAP là hiện tượng bé chỉ ngủ được 30 – 45 phút rồi tỉnh dậy và khóc, không tự ngủ lại được. Thường xảy ra sau tuần khủng hoảng 5 (sau tuần trăng mật).

Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh khoảng 30 – 45 phút. Sau 1 chu kỳ bé sẽ chuyển sang 1 chu kỳ mới. Vì hệ thần kinh của bé còn yếu nên việc chuyển chu kỳ của bé không tốt. Bé sẽ tỉnh dậy và khóc. Khi theo EASY, mỗi NAP bé cần ngủ 1.5 – 2h. Nên việc này sẽ rất khó khăn nếu bé bị CATNAP liên tục.

Catnap thường xảy ra khi nào?

Những giấc ngủ quá ngắn của trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mốc 6 tuần. Đây là dấu hiệu rõ nhất giúp ba mẹ nhận biết. Nếp sinh hoạt đang áp dụng cho bé thiếu phù hơp với sự phát triển của con.

Khi được 6 tuần tuổi, bé nhận biết và tích trữ năng lượng tốt hơn so với tháng đầu tiên. Vì thế mà thời gian thức cũng có thể kéo dài hơn. Nếu mẹ vẫn giữ nếp sinh hoạt theo EASY 3 (thời gian thức 45-60 phút). Bé sẽ khó chuyển tiếp giấc ngủ sau chu kỳ REM đầu tiên. Mẹ cần thay đổi lịch sinh hoạt cho bé sang EASY 3,5.

Vì thời gian ngủ không đổi (1,5 đến 2 tiếng), nên khi chuyển dịch lịch sinh hoạt. Thời gian thức của bé sẽ là 1,5 giờ. Tương ứng với EASY 3,5 và 2 giờ tương ứng với EASY 4.

Chắc hẳn, bây giờ bạn đã hiểu sơ qua catnap là gì rồi phải không? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu

Nguyên nhân dẫn đến catnap (giấc ngủ ngắn) ở trẻ sơ sinh là gì?

Con không đủ mệt do thời gian thức ngắn

8-9 tuần, sự phát triển về thần kinh cho phép con có thể thứ từ 1,5 đến 2 tiếng mới cần đi ngủ. Nếu ở giai đoạn này mẹ cho bé ngủ sớm. Con chưa mệt đủ để đi ngủ sẽ dẫn đến việc con bị catnap. Một số bé vẫn có thể ngủ đủ 2 tiếng. Nhưng vì thời gian thức ban ngày của con quá ngắn sẽ khiến cho con bị thức đêm. Hoặc đêm dậy nhiều lần.

Hiểu được điều này, để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho con. Mẹ cần cho con thức một khoảng thời gian phù hợp với sự phát triển tinh thần của bé.

Tham khảo chữa catnap và rem sáng bằng wake to sleep và xem lịch sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi

Con bị quá mệt do thời gian thức dài

Dù theo EASY một cách bài bản. Bạn vẫn không tránh khỏi trường hợp không đảm bảo được môi trường sinh hoạt thông thường của bé. Chẳng hạn như về quê, đi du lịch, v.v.

Con thức giấc quá dài. Thường ở giai đoạn thứ tư của chu kỳ 5 giai đoạn giấc ngủ của trẻ. Con không thể chuyển giấc nhịp nhàng. Nhất là khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giai đoạn ngủ nông & REM kế tiếp. Não bé bị ức chế khiến con tỉnh ngủ, ngái ngủ. Con muốn ngủ tiếp mà không tài nào chuyển sang giai đoạn một của chu kỳ ngủ tiếp theo.

Lúc này, mẹ hãy nhanh chóng làm dịu các tác động của môi trường. Giảm thời gian thức của bé bằng cách:

  • Tạo môi trường tối bằng cách phủ khăn lên xe đẩy hoặc xung quanh khu vực ngủ của bé
  • Lên kế hoạch sao cho việc di chuyển phù hợp với thời gian ngủ của con.

Con bị đói hoặc quá no

Bé bị đói:

Một thói quen mà rất nhiều mẹ mắc phải đó là đọc sai các dấu hiệu của con. Mỗi khi bé khóc đều cho bé ti. “Cả vú lấp miệng em” khiến bé hình thành thói quen ti vặt. 1-2 tiếng con phải ăn một lần. Và không có giấc nào ngủ dài quá 2 tiếng mà không dậy đòi ăn là điều tất yếu.

Tùy vào lứa tuổi, cân nặng mà khả năng tích trữ năng lượng của con khác nhau. Khi bé ăn đủ no, con có thể giữ khoảng cách giữa các bữa ăn 3-4 giờ. Lúc này bé mới không bị những cơn đói hay thói quen ăn vặt làm gián đoạn giấc ngủ.

Bé quá no:

Ngược lại với tình huống trên, một bữa ăn quá nó khiến bé bị đầy bụng. Chướng hơi, đau bụng sẽ làm bé ngủ không ngon, thức giấc sớm hoặc không thể nối giấc.

Những nguyên nhân:

  • Quá trình tiêu hóa thức ăn, các enzyme dạ dày có phản ứng với thức ăn tạo ra khí gas.
  • Bé bú sai khớp ngậm

khiến đầy hơi đau bụng, khó ị là những vẫn đề phổ biến của các em bé sơ sinh.

Môi trường ngủ chưa phù hợp với bé

Trẻ sơ sinh biến đối từng ngày. Nếu như em bé của bạn có thể ngủ li bì mọi lúc, mọi nơi trong 6 tuần đầu tiên. Thì từ tuần thứ 6 trở đi mọi chuyện đã khác. Sự biến đổi này liên quan đến yếu tố môi trường và sự phát triển thể chất của bé. Việc thiếu hiểu biết có thể khiến cha mẹ không biết cách tạo môi trường ngủ tốt cho con. Cùng điểm qua 1 số nguyên nhân dưới đây:

Hóc môn melatonin.

Hóc-môn melatonin chế tiết từ tuyến tùng. Đây là chìa khóa của đồng hồ cơ thể điều hành các nhịp sinh học của cơ thể. Như thức, ngủ, mệt, mỏi, nhịp thở, tần số tim, nhu động ruột…trong ngày. 6 tuần đầu sau sinh, con nhận được lượng melatonin dồi dào từ sữa mẹ. Lượng hóc môn này giúp con dễ dàng ngủ ngon. Nhưng sang đến tháng thứ 2, bé sẽ phải tự đưa mình vào giấc ngủ nhiều hơn. Não sẽ tiết melatonin giúp bé có cảm giác buồn ngủ.

Lúc này, môi trường ngủ là yếu tố quyết định trong việc duy trì giấc ngủ của bé. Lượng melatonin được sinh tổng hợp tỷ lệ nghịch với lượng ánh sáng con người tiếp xúc. Melatonin được sinh tổng hợp nhiều khi trời tối và nhiệt độ dễ chịu (19 đến 24 độ C).

Sự thay đổi tầm nhìn của trẻ

Từ 6 tuần tuổi, thị lực của bé phát triển. Nhiều bé nhạy cảm với ánh sáng và có thể nhìn xa hơn (khoảng 40-60 cm). Môi trường nhiều ánh sáng, với các đồ vật kích thích là trở ngại đối với giấc ngủ của bé. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nghe nhìn, con tiếp nhận nhiều thông tin quá. Nên khi vào chu kì REM con được học ghi nhớ nhưng thông tin này. Não quá tải và làm cho REM rất mạnh. Đẩy con ra khỏi giấc ngủ nên con không nối giấc được.

Phòng ngủ quá nóng

Môi trường nóng khiến bé khó ngủ ngon. Cơ thể bị nóng thì đến chu ky REM. Não bé sẽ đưa ra tín hiệu nguy hiểm để cơ thể tăng thải nhiệt. Tăng nhịp tim và làm bé thức giấc.

Tiếng ồn ban ngày

Mặc dù một lượng tiếng ồn vừa phải là cần thiết giúp bé phân biệt ngày đêm. Nhưng không gian ngủ của bé quá nhiều tiếng ồn cũng có thể là tác nhân khiến bé tỉnh giấc. Mặt khác, tại tuần thứ 6, dịch ối trong tai của bé cũng khô dần. Điều này đồng nghĩa với việc thính lực bé phát triển và rất nhạy cảm với âm thanh. Bé dễ bị tỉnh giấc nếu trong giai đoạn REM.

Phản xạ giật mình (Phản xạ Morro)

Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy bé rất hay bị giật mình, cánh tay giơ lên và tỉnh giấc. Sau đó, bé sẽ khóc mà không thể tự đưa mình trở lại giấc ngủ.

Sự phát triển vận động của bé

Bé đang không ngừng lớn lên để đạt được những mốc phát triển mới. Trong đó có những kỹ năng vận động cơ bản như trườn, lẫy, ngồi, bò, đi. Não bé cũng không ngừng phát triển. Việc học tập và trưởng thành diễn ra không ngừng nghỉ, ngay cả trong giấc ngủ. Mẹ hãy nhẫn nại vượt qua giai đoạn phát triển tự nhiên này của con nhé!

Giấc ngủ của bé bị phụ thuộc

Cách nuôi dạy con của bố mẹ sẽ hình thành nên thói quen đi ngủ của bé. Nếu bạn thường xuyên cho bé ti để ngủ, con sẽ đọc việc ngậm ti là 1 “tín hiệu” ngủ. Nếu bạn thường xuyên bế con để cho con ngủ, con sẽ đọc cánh tay êm ái của bạn là “tín hiệu” ngủ của bé.

Cách nuôi con tùy tiện này chính là nguyên nhân khiến bé bị phụ thuộc. Nếu tỉnh dậy không thấy ti mẹ, không thấy cánh tay của ba, con sẽ khóc mà không thể đưa mình trở lại giấc ngủ.

Chính vì vậy, E.A.S.Y rất coi trọng việc tuân thủ một cách nhất quán trình tự ngủ để thiết lập tín hiệu ngủ lành mạnh cho bé. Con được đặt trên giường của mình khi buồn ngủ nhưng vẫn thức. Khi tỉnh dậy, vẫn là môi trường ấy, không một chút lạ lẫm. Con có thể trằn trọc một chút nhưng không bị sốc. Và dễ dàng trở lại giấc ngủ để hoàn thành một chu kỳ ngủ của mình.

Để được tư vấn chuyên sâu về Easy – tự ngủ, hướng dẫn Easy – tự ngủ thành công, mời ba mẹ tham gia group EASY- Bé ăn ngon, ngủ tốt- Nuôi con NHÀN TÊNH

Bé đang trong tuần khủng hoảng hoặc bị ốm

Chu kì ngủ của các bé sơ sinh là 30-40 phút, vào các chu kì ngủ động – ngủ nông – rem, nếu cơ thể có tín hiệu bất thường thì não sẽ đưa tín hiệu báo động và làm con tỉnh giấc.

Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh
Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

Vì thế, khi ngạt mũi, đau ốm hay khi vào tuần khủng hoảng (wonder weeks)con đang miệt mài học kĩ năng. Chu lì REM của bé thường xuyên bị gián đoạn, và đây cũng là nguyên nhân gây catnap cho bé.

Ảnh hưởng của CATNAP tới mẹ và bé là gì?

CATNAP ảnh hưởng tới bé là gì?

  • Bé tỉnh dậy liên tục, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sự phát triển trí não của bé
  • Bé ăn ngủ không đúng lịch sinh hoạt, nhịp sinh học đảo lộn
  • Vòng luẩn quẩn ngủ ngắn- ti vặt. Bé thiếu cả ăn lẫn ngủ.
  • Bé mệt và cáu gắt.

CATNAP ảnh hưởng đến mẹ là gì?

  • Mẹ không có thời gian nghỉ ngơi do con ngủ một chút đã tỉnh.
  • Đôi khi mẹ có cảm giác bất lực, mệt mỏi. Không biết phải làm gì với con.

Bạn đã biết catnap là gì, nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Bạn có đang tự hỏi:

Ngộ nhận về CATNAP

” Con em theo EASY tự nhiên mấy tuần này đêm nào con cũng CATNAP thức 2-3 lần có khi cứ 30ph dậy một lần, em phải hỗ trợ vỗ thì ngủ lại luôn”

  • Ngộ nhận 1: CATNAP là thuật ngữ chỉ việc bé không chuyển giấc được mà chỉ ngủ được 1 chu kỳ ngủ (thường là 30-45ph tuỳ bé). Có nghĩa là bé chỉ ngủ được tg ngắn rồi DẬY LUÔN, còn nếu bé ko chuyển giấc được mà mẹ hỗ trợ rồi vào lại giấc thì không gọi là CATNAP
  • Ngộ nhận 2: NAP là từ tiếng anh, chỉ giấc ngủ ngắn ban ngày. (Trong khi ngủ đêm là SLEEP). Cho nên không có chuyện CATNAP vào ban đêm.

Việc hiểu sai thuật ngữ thông thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ nếu trẻ sinh hoạt ngoan ngoãn , nhưng một số trường hợp nếu con bị quấy ngủ, các mẹ sẽ đi tìm hiểu nhiều nguồn và dẫn đến tham khảo các thông tin sai lệch xuất phát từ những ngộ nhận ban đầu.

Phương pháp EASY khắc phục tình trạng ngủ ngắn của trẻ như thế nào?

  • Sử dụng nút chờ

Tức là khi bé tỉnh giấc và khóc hãy cho bé thời gian để tự trấn an, mẹ đừng vội vào phòng can thiệp ngay. Thời gian chờ có thể 3 – 5m hoặc lâu hơn, tùy vào mức độ chịu đựng của mẹ.

  • Đánh thức để ngủ

Vào phòng bé trước thời điểm bé tỉnh giấc (vào phút 30m), vỗ nhẹ nhàng cho tới khi con thả lỏng người (mất khoảng 15 – 20m).

  • Whitenoise

Hãy bật whitenose từ khi bé bắt đầu ngủ đế khi bé kết thúc NAP.

  • Ti giả

Có thể có bé sẽ không hợp tác, hoặc không hợp tác ngay. Khi bé khóc, hãy vào phòng đặt ti giả vào miệng bé, mẹ hãy giữ ti giả cho bé đến khi bé ngủ lại được.

  • Cry it out – CIO

Khi con tỉnh dậy và khóc, hãy để con khóc, bố mẹ hãy đứng ngoài phòng để theo dõi con, hỗ trợ con nếu cần thiết (nôn trớ, khóc quá to).

Nếu bé vẫn khóc đến 1.5h, hãy kết thúc NAP vào lúc này. Nếu bé có thể ngủ lại vào trước đấy, thì để bé ngủ đến hết NAP (2h – 2h15m).

Cách này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm lý vững vàng của bố mẹ, nhưng hiệu quả nhanh, mất thừ 4 – 7 ngày là bé có thể hết CATNAP.

Chữa catnap theo nhóm tuổi là làm những gì?

  • Với nhóm 0-6 tuần, catnap có thể khắc phục qua ăn hiệu quả, ợ hơi thật kĩ và thiết lập môi trường ngủ lí tưởng
  • Với nhóm 6-16 tuần, catnap có thể khắc phục qua ăn hiệu quả, ợ hơi kĩ, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp (cú huých cứng nhắc trong 5 ngày), hướng dẫn tự ngủ với 4S5S + nút chờ.
  • Với nhóm trên 16 tuần catnap có thể khắc phục qua cai ti đêm, cho ăn ngày hiệu quả, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp và hướng dẫn tự ngủ.

Có phải mọi trường hợp CATNAP đều cần tác động?

Câu trả lời là không. Có một số em bé catnap bẩm sinh. Tức là, mẹ đã dùng mọi cách bé vẫn chỉ ngủ 45 phút, Nếu con catnap nhưng dậy vẫn vui vẻ và đặc biệt là không có dấu hiệu thèm ngủ, đêm ngủ ngoan. Thì mẹ nên thuận theo bé, catnap không sao. Miễn là ngày con vui vẻ, đêm ngủ nhiều, thẳng giấc là được.

Ngủ ngày không nên quá ngắn hoặc quá dài; cả hai đều có thể làm hỏng nếp sinh hoạt của trẻ . Thói quen ngủ ngày không tốt  ở tầm tuổi này vừa có thể phá vỡ nếp sinh hoạt, vừa có thể gây ra sự phản  kháng đối với các trình tự sinh hoạt trong ngày. Vì trẻ thường xuyên mệt mỏi thái quá nên không thể tuân thủ theo đúng nếp được. Mẹ chỉ nên cho bé ngủ ngày ở mức vừa phải. Tức là con được ngủ đủ giấc, con không bị mệt quá hoặc bị phấn khích quá sau các hoạt động vui chơi, giải trí, học tập ban ngày. Không cần ngủ nhiều. Vì việc để bé ngủ nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm.

Chữa ngủ ngày quá ngắn với khung lịch trình mẫu E4 – Cầm tay chỉ việc cho mẹ.

Nếu mẹ đang luẩn quẩn với vòng tròn. Bé chỉ ngủ 30-45 phút / giấc và đòi ngủ mỗi 1,5 tiếng. Mẹ xót con, tiếp tục cho bé ngủ bù. Con lại kéo dài chuỗi giấc ngủ kém chất lượng. Mẹ cảm thấy mình muốn theo EASY nhưng dường như thất bại. Đừng vội nản chí mẹ nhé! Lời khuyên cho mẹ là BÌNH TĨNH VÀ ĐỪNG BỎ CUỘC. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sau đây:

Nghiên cứu kỹ lại lịch sinh hoạt EASY phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của con. Ở đây, chúng mình giả sử bé nhà bạn đang phù hợp với EASY4. Và lịch sinh hoạt của bé bắt đầu ngày mới từ 7 giờ sáng. Lưu ý, lịch sinh hoạt này chỉ mang tính tượng trưng. Nếu bé yêu nhà bạn dậy sớm hơn, hãy điều chỉnh cộng trừ thời gian tương ứng cho phù hợp.

Khung EASY thứ nhất trong ngày (Từ 7h sáng đến 11h trưa)

  • 7h: Khi bé dậy, hãy cho bé ăn no. Nếu bé không ăn no, mẹ có thể cân nhắc cắt ăn đêm. Bữa sáng đầu ngày rất quan trọng mẹ nhé! Bé sẽ được mẹ vệ sinh cá nhân sau khi ăn. Tiếp đó, thực hiện các hoạt động của buổi sáng. Nhiệm vụ quan trọng của buổi sáng là mẹ hãy giữ cho con thức đến 8:50 phút bằng mọi giá. Ngay cả khi con ngủ kém vào đêm hôm trước.
  • 8:50h Mẹ thực hiện trình tự đi ngủ cho bé và cho con lên giường. Mục tiêu là bé tự ngủ ở mốc 9 giờ. Giả sử, con ngủ 30 phút và dậy lúc 9 rưỡi. Thay vì cho con thức luôn. Mẹ hãy kiên nhẫn khuyến khích con tự ngủ. Mẹ có thể lựa chọn một trong những phương pháp: Pick up put down PUPD (bế lên đặt xuống); Cry it out (CIO); Cry it out with check ; No-cry để bé ngủ lại. 2 mẹ con sẽ cùng nhau làm việc này cho đến 11 giờ trưa. Bé có thể ngủ lại hoặc không, không sao cả. Mẹ hãy nhẫn nại nhìn vào mục tiêu lớn hơn trước mắt. Đó là khơi gợi nhu cầu nghỉ ngơi lại sức từ bé.

Khung EASY thứ 2 trong ngày (Từ 11h trưa đến 15h chiều)

  • 11h: Có thể bé đã thấm mệt và đến giờ này mới ngủ. Mẹ hãy đánh thức con dậy để ăn, dù bé mới chợp mắt ngủ lại được. Và mục tiêu quan trọng tiếp theo trong ngày đó là giữ con thức bằng mọi giá đến 12h50.
  • 12h50 mẹ lại lặp lại thủ tục cho bé đi ngủ. Mục tiêu là 13h bé bắt đầu vào giấc. Mẹ có thể cho bé ăn trong phòng tối để con ăn tập trung hơn.

Có thể bé đã phải thức dài hơn 2, thậm chí là 3 tiếng. Mẹ đang rất xót con phải không? Nhưng điều này là cần thiết để tạo ra cú huých giúp con điều chỉnh giấc ngủ dài ra. Hãy nhớ kiên nhẫn và kiên nhẫn mẹ nhé! Việc này có thể kéo dài từ 3-5 ngày. 2 mẹ con cố lên nào!

  • Hãy giữ con ngủ đến 15h, dù có phải làm các biện pháp kéo dài giấc.

Khung EASY thứ 3 trong ngày (Từ 15h chiều )

  • 15h Mẹ đánh thức con dậy. Ăn trong phòng tối của môi trường ngủ nếu mẹ thấy con ăn tập trung hơn.
  • Mục tiêu quan trọng tiếp theo là mẹ hãy giữ con thức đến 16:50. Sau đó, làm thủ tục cho con đi ngủ giấc 17h. Giấc ngủ ngày rất ngắn và đôi khi không thành công. Mẹ có biết những nỗ lực giữ con thức là để bé thức đủ thời gian trước giấc thứ 3 và thời gian thức trước giấc ngủ đêm.
  • Nếu bé ngủ, hãy cho bé ngủ 30′. Nếu bé không ngủ, sau 20 phút thử ngủ giấc này mà không thành công, mẹ có thể cho bé ra và chơi thêm 1h30 phút.
  • Mẹ thực hiện trình tự ngủ đêm gồm có tắm – bú – thay quần áo – đọc truyện trước 30 phút thời gian ngủ đêm của bé. Mẹ cho con đi ngủ lúc 19 giờ hoặc 19h15.

Một số lưu ý quan trọng:

Từ đây, mẹ KHÔNG CHO BÉ RA NGOÀI MÔI TRƯỜNG NGỦ. Nếu bé thức, mẹ áp dụng các phương pháp tự ngủ cho đến khi bé ngủ được.

Trong quá trình thay đổi lịch trình sinh hoạt từ E3 sang E4. Bé có thể bị tỉnh dậy theo thói quen do “đọc nhầm” giấc ngủ đêm với giấc thứ 4. (E3 mỗi ngày bé có 4 giấc. Chuyển sang E4 mỗi ngày bé chỉ còn 3 giấc). Cách mẹ có thể giúp bé nhanh thích ứng với lịch trình mới đó là: Không đưa bé ra ngoài môi trường ngủ, không giao tiếp. Bé sẽ dần học được rằng, đây là thời điểm của giấc ngủ đêm.

Dù có thể thời gian này rất mệt và khó khăn với mẹ. Nhưng mẹ hãy thật kiên nhẫn mẹ nhé! Mọi chuyện rồi sẽ lại ổn thôi.

  • Bé có thể được ăn đêm một bữa lúc 11h đêm nếu mẹ thấy cần thiết và sáng hôm sau ăn tốt.

Đêm gần sáng:

  • Nhiều bé có thể trằn trọc và khó ngủ do các chu kỳ REM dày đặc. Bé có thể thức dậy gào khóc vào 4-5 giờ sáng. Giải pháp là mẹ hãy tiếp tục áp dựng những phương pháp khuyến khích bé tự ngủ lại. Và nhớ là KHÔNG CHO BÉ ĂN mẹ nhé. Việc cho bé ăn sẽ tạo thành một khung EASY sớm hơn. Tức là ngày mới của bé sẽ bắt đầu từ 5 giờ sáng. Việc này sẽ dẫn đến bé bị thừa 1 nap trong ngày mới. Tác hại là con sẽ bị mệt và có thể bắt đầu ngủ đêm sớm (từ 4-5 giờ chiều). 1 vòng luẩn quẩn ngủ sớm – dậy sớm khó khắc phục.
  • Hãy kiên nhẫn chờ đến ít nhất 6h sáng mới cho bé ăn. Dù bé có ậm oẹ từ sớm. Và tiếp tục 1 chu kỳ khung EASY thứ nhất trong ngày. Giữ cho bé thức đến 8h sáng cho ngủ giấc thứ nhất.
  • Hãy nhớ bé theo EASY4 không ngủ quá 3 giấc mỗi ngày và không nên cho bé ngủ bù quá 2h/giấc vào ban ngày, tránh hiện tượng ngủ ngày đánh cắp thời lượng giấc ngủ đêm.
  • Kiên nhẫn! Kiên nhẫn và thật kiên nhẫn mẹ nhé!

Hi vọng, đến đây bạn đã có cái nhìn đầy đủ catnap là gì. Hãy chia sẻ và giúp Bluecare lan tỏa giúp các bà mẹ nuôi con nhàn tênh nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*