Contents
Gần đây có một số chị em trầm cảm trong thai kỳ, đến khám thai mà yêu cầu bác sĩ cho em sanh non để em tự vẫn, mình nghe đau nhói trong lòng, em bầu ấy đã điều trị tại bác sĩ tâm lý rồi nhưng vẫn không ổn!
Nhân đây, nhắc nhở các chị em mong con nên chuẩn bị hành trang để làm một mẹ bầu hạnh phúc, yêu quý bản thân và yêu quý đứa con tương lai của mình. Gia đình người thân của thai phụ cũng lưu ý, ở bên cạnh động viên an ủi và giúp đỡ hết lòng để thai phụ có một thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn.
Mình viết vài dòng về trầm cảm trong thai kỳ để chị em tham khảo khuyên nhủ nhau sao cho có thai kỳ khoẻ mạnh!
Hãy là những Mẹ bầu vui tươi hạnh phúc trong suốt thai kỳ!
Trầm cảm trong thai kỳ
Nguyên nhân :
Đối với một số phụ nữ, việc phát hiện ra mình có thai có thể là một trải nghiệm căng thẳng. Họ có thể cảm thấy mình mất kiểm soát hoặc không có đủ năng lực quản lý cảm xúc cũng như nhiều thay đổi xung quanh cuộc sống hàng ngày, cơ thể thay đổi quá nhiều và có khuynh hướng xấu đi, không ưa nhìn như mọi khi.
Những điều khác có thể gây căng thẳng trong thai kỳ bao gồm:
– Chờ đợi kết quả xét nghiệm tiền sản của thai phụ
– Trải nghiệm tiêu cực trước đây với quá trình mang thai, sinh nở hoặc làm mẹ chẳng hạn như sẩy thai hoặc cái chết của em bé vừa sanh xong.
– Mang thai ngoài kế hoạch
– Đối phó với những thay đổi thể chất của thai kỳ
– Có một thai kỳ phức tạp
– Là mẹ đơn thân hoặc một thanh thiếu niên mang thai ngoài ý muốn
– Thai phụ gặp khó khăn trong mối quan hệ , có thể bao gồm bạo lực gia đình
– Thai phụ bị quá tải với lời khuyên từ người khác
– Gia đình gặp khó khăn về tài chính, chuyển nhà hoặc áp lực trong công việc của thai phụ
– Đau buồn, chẳng hạn như mất mát người thân
– Vấn đề ma túy, rượu, và một số chất kích thích khác
– Quá khứ lo lắng, trầm cảm hoặc bệnh tâm thần khác, rối loạn lo âu
– Nếu có nhiều điều trên xảy ra với thai phụ cùng một lúc, chị em có thể bị rơi vào trầm cảm nhiều hơn.
Trầm cảm trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến thai phụ và bé thế nào ?
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn như là :
– Đau đầu, khó ngủ, thở nhanh và tim đập mạnh những suy nghĩ ám ảnh lo lắng hoặc lo lắng kéo dài.
– Sự thay đổi về vấn đề ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít thức ăn, hoặc phải ăn những thứ mẹ bầu không muốn ăn, do gia đình ép ăn …khó thư giãn hoặc không thư giãn được).
– Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây ra các vấn đề cho em bé của chúng ta.
Những điều này có thể bao gồm các ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thời gian mang thai (thai phụ có thể chấm dứt thai kỳ sớm hơn).
-Trầm cảm trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần trong tương lai của em bé, cũng như các vấn đề về hành vi trong thời thơ ấu của trẻ.
* Giảm căng thẳng khi mang thai :
Điều quan trọng là chăm sóc sức khỏe tinh thần của thai phụ trong khi mang thai, cũng như chăm sóc sức khỏe thể chất của chị em.
Khi mẹ bầu cảm thấy sức khoẻ tốt, hài lòng và hạnh phúc thì chúng ta có thể kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Khi căng thẳng của mẹ bầu được kiểm soát, sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến thai phụ và chính đứa trẻ trong bụng.
Làm sao để tránh hoặc giảm trầm cảm thai kỳ, thai phụ có thể thử áp dụng những cách sau:
-Chú ý đến những yếu tố kích hoạt khiến thai phụ căng thẳng và để ý xem điều gì sẽ xảy ra khi mình cảm thấy căng thẳng.
-Cố gắng sống chậm lại, nghỉ ngơi và đừng tạo áp lực cho bản thân.
-Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh. ( nói nôm na là ăn uống hạnh phúc, ăn những món mình thích và ăn trong vui vẻ, tránh những thức ăn ảnh hưởng bé .. ví dụ : đừng ăn quá cay nồng)
-Nói chuyện với người mà ta tin tưởng về mối bận tâm của mình và cảm giác lo lắng, sợ hãi của bản thân.
-Tham gia tập thể dục thường xuyên, phù hợp với thai kỳ.
-Tập yoga, thiền, hít thở hoặc thư giãn thông qua các lớp học hoặc sử dụng ứng dụng, video.
-Tham gia vào một hoạt động yêu thích như đọc sách, xem TV hoặc một sở thích nào đó, đi phát quà thiện nguyện, tham gia công tác xã hội vừa sức
– Khi rơi vào trầm cảm thai phụ nên hợp tác và chấp nhận đề nghị của mọi người để giúp mình.
Ths. Bs Trần Huy Dũng
Xem thêm:
Giật mình những câu chuyện trầm cảm sau sinh
Thực hành THAI GIÁO CẢM XÚC giúp mẹ thư giãn và kết nối với thai nhi
Giúp mẹ thực hành THAI GIÁO CẢM XÚC kết nối với thai nhi #No2
Lợi ích của việc massage bầu mẹ chớ bỏ qua kẻo phí
TỰ KỶ BẨM SINH LÀ GÌ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment