Kinh nghiêm đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân cao tuổi

Đặt đường truyền tĩnh mạch trên những người cao tuổi luôn là một thách thức đối với người điều dưỡng, cho dù họ có là người giàu kinh nghiệm lâu năm.

Đặt đường truyền tĩnh mạch là một trong những thủ thuật quan trọng trong điều trị, là đường đưa thuốc vào cơ thể cho đáp ứng nhanh, hiệu quả tức thời nhất. Tuy nhiên, đặt đường truyền tĩnh mạch trên những người cao tuổi luôn là một thách thức đối với người điều dưỡng, cho dù họ có là người giàu kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy, với một số lời khuyên dưới đây, hy vọng sẽ giúp mọi người có thể thành công hơn trong công tác chăm sóc:

1. Đặc điểm da của người cao tuổi:

– Tuổi tác thay đổi, cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của da, cấu trúc thành mạch và tuần hoàn => gây nhiều khó khăn cho quá trình đặt IV.

– Da của người cao tuổi mất đi sắc tố cũng như độ đàn hồi kém đi rất nhiều so với thời kỳ tuổi trẻ, da trở nên mỏng hơn, giòn hơn, do đó chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể tạo nên những vết bầm tím.

– Khi có chảy máu kín dưới da, nó sẽ lan rộng hơn, làm giảm hiệu quả trong công tác thực hiện thủ thuật đặt IV. Ngoài ra, lớp mô dưới da cũng bị mất đi khiến cho các vein không còn được giữ vững cố định tại vị trí dễ dàng nữa mà trở nên di động nhiều, “chạy” chệch nhiều hơn khi bạn cố gắng đặt đường truyền đó. => Tất cả những sự thay đổi trên đều góp phần làm tăng nguy cơ thủng vein, phù vein hoặc bầm tím. Do người cao tuổi thường có những bệnh lý phức tạp kèm theo và hệ miễn dịch kém nên dễ dàng bị nhiễm trùng tại các vị trí tiêm.

2. Bí kíp đặt đường truyền:

– Thao tác nhẹ nhàng thôi để tránh gây bầm và chọc thủng vein: nếu được, hãy dùng dây garrot làm bằng chất liệu mềm. Đừng cột garrot quá chặt.

– Chọn kim cỡ nhỏ.

– Dự đoán độ sâu của tĩnh mạch để xác định đúng góc độ đặt kim. Thường thì các vein nằm nông so với bề mặt da nên góc độ đặt kim có thể thay đổi từ 10 – 20*.

– Trước khi đâm kim qua da, hãy kéo giữ cố định đường vein.

– Đặt kim luồn trực tiếp vào vị trí vein đã cố định, tránh đặt xiên từ bờ rìa cạnh của vein vì sẽ khiến cho tĩnh mạch “chạy” ra khỏi vị trí đặt kim.

– Nếu đặt không thành công hoặc có chảy máu dưới da, hãy đặt tại vị trí khác với lực đều nhưng nhẹ nhàng hơn.

– Nếu có vết bầm tím, chườm lạnh cho bn trong 24 giờ đầu, sau đó có thể chườm ấm tại chỗ chích.

3. Theo dõi:

– Theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng.

– Theo dõi lượng dịch vào – ra: nghe phổi có rale nổ – dấu hiệu cho biết lượng dịch đưa vào quá nhiều.

– Dấu hiệu thâm nhiễm: không biểu hiện sưng cấp tính nhưng có thể có dấu hiệu thay đổi màu sắc/nhiệt độ của da tại vị trí tiêm.

– Hướng dẫn người nhà theo dõi và thông báo cho NVYT nếu thấy vị trí tiêm bị phù, sưng đau…

Sưu tầm !

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*