3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nước rút khi mẹ bầu gần về tới đích. Nhiều mẹ chỉ kiêng cữ 3 tháng đầu rồi sau đó quên luôn một số kiêng cữ cần thiết khi thấy thai kỳ khỏe mạnh, con trong bụng phát triển tốt. Trong 3 tháng cuối, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng cho con tăng cân, để mẹ dự trữ năng lượng cho cuộc vượt cạn, thì mẹ bầu cũng nên thực hiện 5 không 3 tháng cuối thai kỳ sau đây để an toàn đến ngày mẹ tròn con vuông.
Contents
1. Không quá áp lực chuyện sinh nở
Khi vừa cấn bầu, hầu như mẹ nào cũng háo hức mong đợi, đếm từng ngày để mong chờ được gặp con. Tuy nhiên, đến ngày gần sinh thì nhiều mẹ lại cảm thấy áp lực, sợ hãi. Mẹ lo lắng cho cuộc vượt cạn sắp tới, không biết nó sẽ thế nào, có đau lắm không,rồi những chuyện sau ở cữ cũng làm nhiều mẹ hoảng. Đừng quá lo lắng và tạo áp lực cho mình, mẹ hãy nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, tranh thủ vận động nhẹ, uống nhiều nước. Hãy đăng ký một lớp học tiền sản để được hướng dẫn cách rặn sinh. Mẹ cũng hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân, mua sắm quần áo, đồ dùng sơ sinh cho bé và tận hưởng những khoảnh khắc thiêng liêng với từng cú chòi, đạp của con.
2. Không ngồi một chỗ quá lâu
3 tháng cuối, càng gần đến ngày sinh, hai chân mẹ sẽ sưng phù, cơ thể nặng nề mệt mỏi. Vì điều này nên nhiều mẹ sẽ hạn chế đi lại, ít vận động mà chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ. Việc mẹ ngồi im một chỗ làm cho máu huyết lưu thông kém, lưu lượng máu đến thai nhikém đi, khiến con không đủ dinh dưỡng và oxy.
3. Không đi du lịch xa
Sợ rằng sau khi sinh con mình sẽ phải tất bật với việc chăm con sơ sinh, nhiều mẹ bầu lên kế hoạch đi du lịch xa trước ngày đi đẻ. Mẹ di chuyển đường xa có thể gây nhiều bất lợi cho con, dễ bị động thai, mẹ cũng có thể bất ngờ chuyển dạ trên đường. Tốt hơn hết mẹ nên đi du lịch trước khi có ý định mang thai hoặc sau khi sinh. Nếu muốn đi du lịch khi đã đến gần ngày sinh mẹ cần đặc biệt hết sức cẩn thận đi đứng, ăn uống. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đề phòng bất trắc bằng cách tìm các bệnh viện gần nơi mình đến để có gì trở tay còn kịp.
4. Không đến những bữa tiệc ồn ào
3 tháng cuối là lúc thai nhi đã phát triển các giác quan, thính giác của con đã hoàn thiện. Nếu mẹ đến những nơi đông đúc ồn ào, có thể làm ảnh hưởng đến thính giác của bé, khiến con chuyển động nhiều hơn, có thể xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ. Bên cạnh đó, ở những bữa tiệc ồn ào đông đúc mẹ rất khó để tránh khói thuốc lá. Mẹ hít khói thuốc thụ động sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến trí não thai nhi.
5. Không ăn mặn
Nhiều mẹ bầu thấy nhạt miệng nên thường nêm thêm nhiều muối, mắm vào thức ăn mà không biết điều này vô cùng tai hại. Mẹ ăn mặn có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén, tăng nguy cơ phù nề, ứ nước. Mẹ cũng có thể đối mặt với tình trạng cao huyết áp, tiền sản giật, gây áp lực cho tim và còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và trí não thai nhi, rút cạn canxi khiến con sinh ra thấp lùn, thui chột IQ.
Những điều mẹ nên làm vào 3 tháng cuối thai kỳ
– Nghỉ ngơi thật nhiều, thư giãn hợp lý
– Ngủ đủ giấc, khi ngủ nằm nghiêng về bên trái
– Tăng cường dinh dưỡng nuôi thai với các thực phẩm như: trái cây, cá, rau củ quả…, uống nhiều nước
– Lên danh sách và mua sắm các vật dụng cho bé sơ sinh
– Dành thời gian nói chuyện với con trong bụng, cho con nghe nhạc…
– Tập luyện những bài tập nhẹ nhàng để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn
– Tham gia lớp học tiền sản
– Khám thai theo lời dặn của bác sĩ
– Theo dõi cử động thai để nếu có vấn đề thì đến bệnh viện ngay.
Xem thêm:
Gây tê khi mổ có gây ra chứng đau lưng về sau không?
Bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh các tháng cuối?
Gợi ý danh mục chuẩn bị trước sinh
Review phòng khám thai và chỗ đẻ trên cả nước
Review dịch vụ tắm bé Tp Hồ Chí Minh
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare