Contents
Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 0-6 tháng
13/08/2019
Ăn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu. Nhiều bà mẹ đặt ra câu hỏi nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ khi nào? Chế độ ăn bổ sung ra sao?
1. Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh. Nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm. Trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói. Nhiều trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí cũng không ít trường hợp. Còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Trẻ 4 tháng tuổi không nên bắt đầu ăn dặm bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ.
Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh. Thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây hại cho trẻ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận. Và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ. Thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ. Không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.
2. Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?
Việc tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm. Sẽ giúp cho các bậc phụ huynh biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Được thuận lợi và khoa học hơn. Đây cũng chính là những yếu tố giúp cho sự tăng trưởng. Và phát triển của trẻ đạt đến mức hoàn thiện nhất. Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics). Việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Cho trẻ tập ăn bổ sung: với những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức. Để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”, giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm. Và việc ăn uống của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm. Vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi. Sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Nguyên tắc “ít – nhiều”: để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ dần thích ứng với lượng thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu. Nên cho trẻ ăn bổ sung 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén. Rồi nửa chén sẽ đảm bảo sự tiêu hóa. Và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất. Cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Nguyên tắc “loãng – đặc”: cần ghi nhớ để quá trình ăn bổ sung của trẻ luôn được “suôn sẻ”. Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị dị ứng hay nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn lạ. Và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp. Với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
- Nguyên tắc “tô màu bát bột”: nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường gồm gạo, bột mì, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành. Các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ. Và các loại trái cây tươi. Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ. Hay người chăm sóc không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Vì chức năng thận của trẻ vẫn còn yếu. Gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: khi trẻ không muốn ăn hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm.Cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi. Sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
3. Trẻ 6 tháng ăn dặm được những gì?
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày. Ít nhất 3-4 lần, ăn thêm đủ số bữa (từ 2 bữa tăng dần lên 3-4 bữa khi gần 1 tuổi). Và bột/cháo được nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm cung cấp chất bột: Sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới. Không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu).
- Nhóm cung cấp chất đạm: Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, nên dùng thịt nạc (lợn, gà). Lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu.
- Nhóm cung cấp chất béo: Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng. Và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin chống khô mắt, vitamin D chống còi xương, … Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn, …). Với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, oliu, …), riêng dầu gấc. Chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi… Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/ mỡ và phải đủ lượng lượng. Khi bắt đầu ăn BÁC SĨ KHUY mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
- Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh, củ và quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột/ cháo khiến đậm độ năng lượng thấp: khi bắt đầu ăn bổ sung nên cho 1 thìa, sau tăng lên 2-3 thìa/1 là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Lưu ý không nên dùng nhiều loại rau xanh, củ quả trong 1 bữa bột khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.
4. Những chú ý chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
- Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn động vật, hải sản, sữa, …).
- Sạch sẽ và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác; không có các hóa chất có hại hoặc chất độc (không nên cho trẻ ăn thịt cóc, thịt cá nóc… hay những thực phẩm có khả năng có độc chất như nấm không rõ nguồn gốc); không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
- Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn, trẻ thích.
- Dễ dàng chuẩn bị thức ăn cho trẻ từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
- Cần lưu ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn. Tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (như nước có gas, kẹo kem, …), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.
Tóm lại, để trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối về chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất, tâm thần và vận động.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare