TINH HOÀN ẨN Ở TRẺ SƠ SINH – CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tinh hoàn ẩn là một dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể gây vô sinh và ung thư tinh hoàn.
Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. Tinh hoàn ẩn không phải là một hiện tượng quá hiếm gặp ở các bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non. Do tinh hoàn sẽ bắt đầu di chuyển xuống bìu khoảng 8 tuần trước khi sinh nên dị tật này dễ gặp ở trẻ sinh non. Tỷ lệ dị tật ở trẻ sinh đủ tháng là 1/30.

Nếu con bạn có 1 hoặc cả 2 tinh hoàn ẩn, bìu của trẻ trông sẽ nhỏ hơn bình thường và mất đối xứng. Bác sỹ thường sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục của trẻ ở lần thăm khám đầu tiên. Nếu trẻ trai còn nhỏ, kiểm tra bìu sẽ không sờ thấy tinh hoàn dưới bìu. Tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

Không có mô tả ảnh.
🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Nguyên nhân gây chứng tinh hoàn ẩn

Quá trình tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu có rối loạn, các yếu tố này sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây ra chứng tinh hoàn ẩn. Các yếu tố đó là: suy tuyến yên, làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và nhỏ dương vật; sai lệch tổng hợp testosteron: thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường; giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen: gây ảnh hưởng sự phát triển chức năng sinh dục nam, gây ẩn tinh hoàn; nếu mẹ mang thai nhi nam mà dùng diethylstilbestrol nhiều hay dùng kháng androgen thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn; phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn – bìu làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu; các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

TINH HOÀN LẠC CHỖ - Phòng Khám Đa Khoa Giang San - An Nhơn - Bình Định

Điều trị

Cần phát hiện sớm và điều trị trước 2 tuổi.

Liệu pháp hormon

Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc nội tiết như: HCG; GnRH để kích thích sự trưởng thành của tinh hoàn và thúc đẩy tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Phương pháp này có hiệu quả trong khoảng 20% các trường hợp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả. Nhằm đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc; phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu. Việc phẫu thuật là cần thiết nếu trẻ cũng đồng thời mắc chứng thoát vị bẹn.

Nguy cơ gặp phải khi bị tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn sẽ không thể phát triển bình thường nếu không nằm đúng vị trí trong bìu. Do vậy chứng tinh hoàn ẩn có thể làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư tinh hoàn và vô sinh về sau nếu không được điều trị trước 2 tuổi. Trong một số ít trường hợp, tinh hoàn ẩn có thể bị xoắn lại, làm cắt đứt nguồn cung cấp máu và gây đau đớn tại bẹn hoặc bìu.
Theo Babycenter

Xem thêm:

Dị tật sinh dục tiết liệu ở trẻ sơ sinh

90% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu con bạn thì sao?

Chẩn đoán và điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

phục hồi chức năng thoát vị màng não tủy ở trẻ sơ sinh

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*