Thai nhi 5 tuần tuổi

Bạn sắp bước qua được phân nửa của ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù nhìn bề ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang mang thai, và bạn vẫn chưa cảm nhận được hoàn toàn về điều kỳ diệu này, nhưng hãy yên tâm rằng rất nhiều thứ đang hiện diễn ra bên trong bạn khi thai nhi 5 tuần tuổi

Cũng lạ nếu chúng ta cứ liên tục so sánh kích thước của thai nhi với một số loại thực phẩm nào đó, nhưng thật ra với những tuần đầu tiên này thì điều đó cũng là bình thường. Nó chỉ nhằm mục đích giúp tránh nhầm lẫn bởi vì tất cả chúng ta đều có cách hiểu giống nhau về hình ảnh của cùng một sự vật nào đó. Như vậy, khi bạn mang bầu 5 tuần, em bé của bạn có kích thước cỡ một hạt bắp hay một quả mâm xôi, một quả nho, một hạt đậu nhỏ hoặc thậm chí là một quả việt quất. Còn tử cung của bạn thì như một trái cam cỡ trung bình. Nói như vậy chắc chắn là bạn sẽ có thể tưởng tượng ra ngay.

Thai nhi tuần 5 lớn hơn khoảng 10.000 lần so với khi bạn mới bắt đầu thụ thai, nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được hạt đậu tí hon kia đang xoay chuyển thế nào trong tử cung của mình. Và nó sẽ tiếp tục đi hết nửa đoạn đường khi bạn đã qua giai đoạn 2 (3 tháng kế tiếp) của thai kỳ.

Tham khảo: 

Contents

Thai nhi 5 tuần tuổi – Những thay đổi về mặt thể trạng mẹ

  • Bạn có thể sẽ bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già và làm nó hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
  • Bạn sẽ tiếp tục có các triệu chứng như ở tuần trước khi mang thai tuần 5. Cảm giác nhờn nhợn, không thể chịu nổi một số món ăn, tình trạng nôn mửa và thậm chí là nóng trong ngực có thể xuất hiện trong suốt cả ngày.
  • Bạn có cảm giác phải nuốt nước miếng liên tục, gần như là phải cần đeo một cái yếm, nhưng thực ra thì chưa đến mức như vậy. Hãy luôn cẩn thận giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng hay vệ sinh lưỡi, nhớ không nên để bản chải hay dụng cụ đi quá xa vào phía cổ họng, vì phản xạ ở vùng này  của bạn bây giờ  có thể rất nhạy cảm, có thể gây ra những cơn nhợn.
  • Bạn có thể bị nổi nhiều mụn như thể là quay trở lại tuổi dậy thì vào giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần.
  • Bạn có thể luôn cảm thấy nóng bức và muốn cởi phăng quần áo ra ngay khi có cơ hội. Điều này là do sự gia tăng lượng máu cũng như các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.
  • Bạn có thể cảm thấy phần bụng có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên khỏi vùng xương chậu của bạn. Một số bà bầu thì lên cân trong ba tháng đầu, trong khi một số khác lại giảm cân, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá nhân.
  • Bạn có thể cảm thấy thực sự mệt mỏi, và cho dù có ngủ nhiều cũng không làm cho hết mệt được. Đây là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên vào cuối giai đoạn này thì sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.

Thai nhi 5 tuần tuổi – Những thay đổi về cảm xúc của mẹ

  • Cảm xúc không có thay đổi gì lớn khi mang thai tuần 5. Khi nhìn hình thức thì bạn vẫn có thể cảm thấy chưa tin được rằng mình đang có bầu, mà chỉ có thể dựa vào các triệu chứng mình đang có.
  • Nếu bạn có những người bạn đang muốn và cố gắng thụ thai nhưng vẫn chưa thành công, tự nhiên bạn lại có cảm giác có lỗi với họ. Trong trường hợp này, bạn có thể tế nhị với những cảm giác của họ, nhưng cũng không nên cố gắng kiềm chế niềm hứng khởi của riêng mình.
  • Thai nhi 5 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận ra thực tế của việc có thai. Bạn bắt đầu lo lắng về việc làm cha mẹ và việc nuôi nấng một đứa trẻ từ bé xíu cho đến lúc trưởng thành. Chúng tôi khuyên bạn nên chỉ giải quyết từng vấn đề một tại mỗi thời điểm, đừng lo lắng quá xa, và hãy tự tin vào khả năng của mình. Nếu được thì hãy giải tỏa bằng cách nói chuyện, tâm sự với mẹ của bạn, hoặc với ai đó đã từng có con và có thể đã có cùng cảm xúc như bạn lúc này.

Thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Một số nghiên cứu cho thấy, khi thụ tinh, số lượng tinh trùng phóng ra có thể lên đến 250 triệu trong mỗi lần xuất tinh để tìm trứng. Cuối cùng, chỉ có duy nhất 1 tinh trùng mạnh và nhanh nhất mới có thể gặp trứng để thụ tinh và hình thành hợp tử. Thời điểm này mới chính thức bắt đầu quá trình thụ thai.

Vì vậy, thật khó để kết luận rằng thai nhi 5 tuần đã vào tử cung hay chưa. Tùy theo mỗi trường hợp, thời điểm thai “làm tổ” trong tử cung của các mẹ là khác nhau và không có con số cụ thể.

Thông thường, 7-10 ngày hoặc 13-15 ngày là khoảng thời gian để thai làm tổ ổn định trong buồng tử cung của mẹ. Vì vậy, để biết trứng rụng khi nào là rất khó. Các bác sĩ thường dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất của mẹ để tính tuổi thai. Với phương pháp này, tuổi thai có thể sai số từ 7-14 ngày, vì vậy, nhiều mẹ tính đến tuần thứ 5 nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.

Xem thêm: Tổng hợp review của các mom về phòng khám thai và chỗ đẻ ở tất cả các bệnh viện lớn trên cả nước

Vì sao thai vào tử cung muộn?

Để biết được lý do vì sao thai vào tử cung muộn, mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân sau:

  • Sức khỏe của mẹ: hợp tử đi vào tử cung sớm hay muộn phụ thuộc vào vào thể trạng, kỳ kinh của mỗi người.
  • Mang thai ngoài tử cung: nếu mẹ đi siêu âm nhưng chưa thấy thai vào tử cung, mặc dù mẹ đã dùng que thử, kết quả 2 vạch và chậm tới kỳ 2 tuần thì nguy cơ cao mẹ đã bị mang thai ngoài tử cung. Trường hợp này rất nguy hiểm cho mẹ. Nếu không có những biện pháp can thiệp, mẹ có thể bị chảy máu ổ bụng, dẫn đến tử vong hoặc sau này không thể mang thai được nữa.
  • Ống dẫn trứng và vòi trứng: các mẹ trước đây đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, vòi trứng hoặc có ống dẫn trứng hẹp và nhỏ sẽ khiến cho việc thai vào tử cung lâu hơn so với các mẹ khác.

 Những dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung

 Ra máu báo thai: 

khi hợp tử đã vào buồng tử cung và bắt đầu làm tổ, các mẹ sẽ gặp hiện tượng chảy máu âm đạo và thấy đau tức bụng dưới. Lượng máu chảy ra chỉ một chút và có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt. Nhiều người sẽ nhầm lẫn và tưởng rằng mình bắt đầu một kỳ kinh mới.

Cảm thấy mệt mỏi: 

Khi quá trình thụ tinh thành công, hormone hCG, estrogen và progesterone tăng cao một cách đột ngột. Điều này khiến cho cơ thể mẹ sẽ thấy uể oải, mệt mỏi.

Nhiệt độ cơ thể cao hơn: 

khi bắt đầu mang thai, quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhiều hơn và lượng máu từ tim đi và lượng máu về tim cũng tăng cao. Bên cạnh đó, cơ thể cũng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất để nuôi dưỡng thai nhi cũng như cung cấp oxy cho bé.

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, mẹ còn có thể gặp các hiện tượng khác như: chậm kinh, nhạy cảm với các loại mùi, chán ăn, buồn nôn và nôn. 

xem thêm: Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai

Thai nhi 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?

  • Xương của thai nhi đang bắt đầu hình thành, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Đôi môi thì còn chưa biết sẽ thừa hưởng đường nét từ ai chứ cái mũi kia thì đích thị là của gia đình mình rồi! Bạn sẽ thấy rất thích thú vì những điều này. Và còn gì nữa đây, đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
  • Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thứ 5 này, cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
  • Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.
  • Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
  • Các quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.

Mang thai 5 tuần nên ăn gì và một số lời khuyên khác

  • Bạn nên hẹn lịch khám với nha sĩ. Vệ sinh răng miệng kém và các bệnh về nướu có liên quan tới việc sinh non cũng như một số rủi ro thai kỳ khác. Hãy trao đổi với nha sĩ về việc làm thế nào để giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất trong suốt thai kỳ. Và hãy luôn nhớ cho biết bạn đang mang thai, vì chụp X-quang luôn có thể gây rủi ro tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Nên cân nhắc việc ăn nhiều gừng hơn. Nhiều người cho rằng bánh quy gừng, bia gừng hoặc kẹo gừng có thể giúp giải quyết cảm giác buồn nôn. Nên chia nhỏ bữa ăn, và tránh để các bữa ăn cách nhau quá lâu. Đừng lo lắng nếu bạn không thể chịu được trà hay cà phê vào giai đoạn này. Rất nhiều chị em nói rằng đây là món đầu tiên trong rất nhiều món mà họ không thích trong suốt thai kỳ. Thay vào đó, hãy thử trà thảo dược hoặc bạc hà, hay đơn giản là nước lạnh. 
  • Hãy cất bớt các thức ăn vặt mặn (nhiều muối) và thay vào đó các loại dùng để phết bánh mì. Số đông chị em hay thèm mặn và chua vào thời điểm này, nhưng nếu cứ ăn vặt liên tục thì có thể còn hơn một bữa ăn chính, mà lại không có nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, để ăn vặt, bạn hãy chọn một món phết giàu vitamin nhóm B và có giá trị dinh dưỡng hơn là chỉ đường mà thôi.

Tham khảo: Chi tiết chế độ dinh dưỡng theo từng tuần thai kỳ giúp nuôi thai khỏe mạnh, thông minh

Và, điều gì sẽ xảy ra khi mẹ mang thai tuần thứ 6 hay Sự phát triển thai nhi theo tuần mẹ cùng khám phá tiếp nhé.

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare