Hồi phục sau phẫu thuật, sau một thủ thuật y khoa hoặc sau khi nhập viện vì nhiễm trùng là một thử thách lớn.
Bạn nên nhớ rằng, để hồi phục và khỏe nhanh trong khi đang nằm viện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài việc tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sỹ, thực hiện các biện pháp để tránh nhiễm trùng là điều vô cùng quan trọng. Theo thống kê, có khoảng 10% số bệnh nhân nhập viện tại Mỹ bị nhiễm trùng, dẫn đến khoảng 100.000 ca tử vong mỗi năm. Giữ hệ miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh, cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng và duy trì thái độ tích cực, lạc quan là những yếu tố sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn khi đang nằm viện.
Tránh nhiễm trùng trong bệnh viện và các rủi ro tại bệnh viện
Rửa tay
Để làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong những ngày bạn nằm viện, hãy nhớ thường xuyên rửa tay đúng cách với nước và xà phòng hoặc các dung dịch điệt khuẩn. Rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trước khi ăn.
Tránh chạm tay lên vùng mặt, đặc biệt là chạm vào các màng niêm mạc, ví dụ như niêm mạc mắt, mũi và miệng. Virus và vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể qua những đường này.
Không chạm vào các bệnh nhân khác cũng đang nằm viện
Chạm vào các bệnh nhân khác không phải là việc làm tốt, vì họ có thể sẽ mang trên người những vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc các loại virus nguy hiểm trên da, quần áo, có thể xâm nhập vào cơ thể bạn và ngăn chặn sự hồi phục của bạn. Bạn cũng nên tránh sử dụng chung khăn tắm, khăn lau mặt, dao cạo hoặc quần áo với các bệnh nhân khác trong suốt thời gian hồi phục tại bệnh viện. Nếu bản thân bạn hoặc các bệnh nhân xung quanh bị ho, thì hãy đeo khẩu trang để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, Vi khuẩn và virus có thể lây lan với một khoảng cách tương đối xa bằng các giọt bắn nước bọt và dịch.
Loại vi khuẩn chính bạn nên lo ngại khi đang hồi phục ở bệnh viên là tụ cầu vàng kháng thuốc MRSA và Clostridium difficile (gây tiêu chảy nặng). Vi khuẩn MRSA phát triển từ rất nhiều năm trước, do tình trạng lạm dụng kháng sinh trong bệnh viện. Đây là loại vi khuẩn kháng lại hầu hết thuốc và kháng sinh. Mỗi năm có hơn 18.000 người Mỹ tử vong vì nhiễm MRSA khi đang nằm trong bệnh viện.
Không chạm vào các thiết bị y tế
Khi bạn đang cố gắng hồi phục trong bệnh viện, bạn không nên chạm vào các thiết bị, máy móc trong bệnh viện vì bạn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng, hoặc thay đổi cài đặt của máy. Việc làm này có thể đặt bạn và những người bệnh khác vào những nguy cơ khác. Các thiết bị y tế dùng để chẩn đoán cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn và virus, mặc dù chúng thường xuyên được làm sạch. Một số loại vi sinh vật nguy hiểm chết người có thể tồn tại được vài ngày, thậm chí vài tuần trên các thiết bị y tế. Nếu một loại máy móc nào đó đột nhiên kêu to, hoặc có vẻ như hoạt động khác với mọi ngày, bạn nên gọi nhân viên y tế ngay lập tức, thay vì cố gắng tự sửa chữa nó.
Tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Cách tốt nhất để tránh khỏi các tai nạn hoặc rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi đang nằm viện là tuân thủ theo các lời khuyên và hướng dẫn của nhân viên y tế, ví dụ như bác sỹ, y tá hay các kỹ thuật viên. Mặc dù bạn là người biết rõ cơ thể mình nhất, nhưng các nhân viên y tế biến cách đối phó với các bệnh tật và triệu chứng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng có điều gì đó không đúng hoặc có một sai lầm nào đó, hãy tin vào bản thân mình và nói ra ý kiến của mình cho nhân viên y tế biết. Một cách khác để chắc chắn rằng mình đang được điều trị đúng là kiểm tra các thông tin cá nhân ghi trên bệnh án hoặc trong các giấy tờ xét nghiệm. Nếu thấy thiếu các thông tin quan trọng, ví dụ như loại thuốc mà bạn bị dị ứng, bạn có thể góp ý với nhân viên y tế. Nếu bạn không hiểu vì sao nhân viên y tế lại thực hiện một thủ thuật nào đó,đừng ngần ngại mà hãy đặt câu hỏi. Y tá và các nhân viên y tế sẽ giúp bạn hiểu được lý do tại sao một số thủ thuật lại được tiến hành và sự cần thiết của thủ thuật đó.
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc (khoảng 7-9 tiếng/đêm) mỗi ngày là rất quan trọng trong thời gian hồi phục, đặc biệt là trong môi trường nhiều căng thẳng như tại bệnh viện. Ngủ đủ số giờ với chất lượng giấc ngủ tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi, chức năng hệ miễn dịch và khả năng hồi phục của bạn. Khi đang nằm viện, hãy cố gắng giữ một thời gian biểu đều đặn và không nghỉ trưa quá dài (nên nghỉ trưa dưới 45 phút). Để giúp bạn ngủ sâu hơn, bạn cần phải có một môi trường yên tĩnh, đủ tối và mát mẻ. Trong bệnh viện, bạn có thể sẽ cần sử dụng nút tai và mặt nạ che mắt khi ngủ. Tránh xem tivi, đặc biệt là xem phim kinh dị hoặc sử dụng máy vi tính trước giờ ngủ. Bạn cũng không nên quá lo lắng về sức khỏe hoặc về viện phí. Đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc hay làm các hoạt động khác giúp bạn thư giãn, ví dụ như chơi giải ô chữ, tìm từ hoặc chơi game trên điện thoại. Đảm bảo rằng gối và đệm của bạn đủ thoải mái. Giường ngủ tại bệnh viện thường có thể điều chỉnh được, do vậy, hãy điều chỉnh về vị trí khiến bạn thoải mái nhất. Bạn có thể sẽ phải mang theo một chiếc gối hoặc chăn từ nhà đi. Tránh tiêu thụ các chất kích thích (caffein, nicotine) và thực phẩm nhiều gia vị trước giờ ngủ.
Ăn uống dinh dưỡng
Để hồi phục nhanh, cơ thể bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, như protein, vitamin và chất khoáng. Trong khi nằm viện, bạn không nên bỏ bữa và đảm bảo rằng, bạn tuân thủ theo các chế độ ăn đã được bác sỹ chỉ định (nếu có). Sau khi ra viện, tiếp tục tuân thủ theo chế độ ăn đặc biệt đó. Bạn có thể ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, sữa ít béo và các sản phẩm tươi sống (rau xanh và trái cây). Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh và cho phép cơ thể có thể sửa chữa những mô bị tổn thương. Do ảnh hưởng bệnh tật hoặc do phản ứng với thuốc, bạn có thể mất đi cảm giác ngon miệng, hoặc cảm thấy buồn nôn, nhưng việc có đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng là rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy ăn không ngon hoặc buồn nôn, hãy nói cho nhân viên y tế biết. Nếu bạn không thể nhai thức ăn được tốt, hãy nghiền nhỏ thức hơn hoặc cân nhắc đến việc sử dụng một số loại men tiêu hóa trước giờ ăn. Sau khi về nhà, tránh ăn các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể, như đường tinh chế (có trong các loại kẹo, kem, soda, chocolate sữa), chất tạo ngọt nhân tạo (aspartame), chất béo dạng trans và các chất bảo quản thực phẩm. Các loại thực phẩm chức năng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bạn bao gồm: vitamin A, C và D, kẽm, selen…. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng này.
Uống đủ nước
Ngoài việc ăn đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể bạn cũng cần rất nhiều nước để hồi phục và tránh khỏi các loại vi sinh vật. Các màng niêm mạch ở các xoang, mũi và họng cũng cần được giữ ẩm ướt. Khi các màng này bị khô, thì sẽ dễ bị kích ứng, viêm và nhiễm trùng hơn. Do vậy, bạn nên giữ cho cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống ít nhất 8 cốc nước lọc một ngày trong khi đang nằm viện. Việc này sẽ giúp giữ các lớp niêm mạc của bạn luôn ẩm ướt và giúp bạn có thêm năng lượng. Tránh các loại đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà đen, cola và thức uống năng lượng. Caffein là một chất lợi tiểu và sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, có thể sẽ dẫn đến mất nước.
Giữ ấm
Nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ ấm cho bạn trong và sau phẫu thuật. Khi trở về phòng bệnh, bạn nên tự giữ cho bản thân mình đủ ấm một cách thoải mái. Nhiệt độ thích hợp sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giúp các tế bào bị tổn thương có đủ lượng oxy và dinh dưỡng mà chúng cần. Bạn có thể nhờ người nhà mang theo một chiếc chăn từ nhà đi, nhưng phải đảm bảo rằng chăn đã được giặt và làm sạch trước khi dùng. Giữ một chai nước nóng hoặc một túi chườm thảo mộc bên người để có thể giúp bạn cảm thấy thoái mái và giữ ấm cho bạn trong khi ngủ.
Đi lại
Một khi bạn có thể, hãy ra khỏi giường và luyện tập nhẹ nhàng (đi lại xung quanh và thực hiện một số động tác nhẹ nhàng). Đây là cách rất tốt để tăng nhanh tốc độ hồi phục. Thường xuyên nằm trên giường và không chuyển động sẽ khiến bạn yếu, khiến tuần hoàn trì trệ và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và loét do nằm nhiều. Khi bạn cảm thấy khỏe hơn, hãy yêu cầu người nhà hoặc y tá giúp bạn đứng lên đi lại. Bạn có thể sử dụng xe tập đi hoặc các thiết bị hỗ trợ khác, nếu cần. Nếu bạn phải nằm viện dài ngày, hãy sử dụng loại đệm đặc biệt để tránh loét do nằm lâu và tránh viêm phổi hoặc hình thành cục máu đông. Cứ 1 ngày bạn nằm trên giường bệnh sẽ tương ứng với 4-5 ngày bạn phải di chuyển sau khi ra viện để có thể hồi phục hoàn toàn. Do vậy, nếu được, hãy đứng lên đi lại và chuyển động trước khi bạn xuất viện. Bạn có thể sẽ cần một số hình thức vật lý trị liệu trong khi đang nằm viện và sau khi xuất hiện để có thể chuyển động và đi lại bình thường như trước.
Giữ thái độ tích cực
Muốn hồi phục nhanh
Rất nhiều người có những ý nghĩ tiêu cực có thể sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Nhiều người có thể cảm thấy tâm trạng tồi tệ, cảm thấy có lỗi vì mình đã làm phiền người thân hoặc có người lại cảm thấy thích cảm giác được mọi người quan tâm chăm sóc khi bị ốm. Tất cả những suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến mong muốn hồi phục của bạn. Do vậy, hãy đưa ra quyết định rõ ràng rằng, bạn muốn hồi phục sau khi bị bệnh. Bạn có thể lấy tấm gương của một số người khác đã vượt qua bệnh hiểm nghèo hoặc ung thư để làm động lực cho bản thân. Trong suốt thời gian nằm viện, hãy tự nhủ với bản thân bằng những lời lẽ tích cực rằng bạn muốn hồi phục nhanh và trở nên khỏe mạnh như thế nào.
Phấn đấu
Các nhân viên y tế được dạy cách để đưa ra các con số về tiên lượng và điều trị – những con số này có ảnh hương rất lớn đến việc một người bệnh sẽ hồi phục hoặc không hồi phục. Tuy nhiên, những con số mà họ đưa ra chỉ là một hướng dẫn cơ bản và sẽ không dự đoán được bạn sẽ hồi phục như thế nào. Do vậy, bạn hãy phấn đấu vượt lên trên những con số mà bác sỹ đưa ra. Ví dụ, nếu bác sỹ nói rằng, thời gian trung bình để hồi phục trong trường hợp của bạn là 1 tuần, thì bạn hãy suy nghĩ tích cực và lạc quan, đặt mục tiêu hồi phục chỉ là 5 ngày. Nếu tiên lượng về tình trạng của bạn không tốt, thì việc duy trì thái độ lạc quan là rất quan trọng. Bạn nên hỏi bác sỹ càng nhiều thông tin càng tốt về các lựa chọn điều trị của bạn.
Chống lại sự sợ hãi và tức giận
Sợ hãi, tức giận, thái độ tiêu cực là những yếu tố có liên quan đến bệnh tật và làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể, do vậy, hãy dùng thái độ tích cực để đánh bại những yếu tố này. Hãy đối mặt với nỗi sợ cái chết và làm tiêu tan sự tức giận của bạn về việc mình bị ốm. Hãy nhìn về tương lai tương sáng và làm bản thân trở nên lạc quan hơn bằng cách đặt những thứ tích cực ở quanh mình. Không xem thời sự về chiến tranh, hay những show truyền hình khiến bạn cảm thấy buồn. Thay vào đó, hãy xem các show truyền hình giải trí vui vẻ, hoặc các chường trình có tính giáo dục. Nghe những bản nhạc vui vẻ, sôi động. Lợi ích về sức khỏe của việc suy nghĩ tích cực bao gồm: Giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch, có khả năng chống lại bệnh cảm lạnh tốt hơn, làm giảm tỷ lệ trầm cảm và tăng tuổi thọ.
Theo Wikihow
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare