Thực ra, bệnh trĩ là một loại bệnh cũng khá phổ biến. Đặc biệt các đối tượng hay có khả năng mắc có thể kể đến như là phụ nữ mang thai, những người làm việc trong văn phòng phải ngồi nhiều…
Contents
1. Vì sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh trĩ?
Khi mang thai, lượng máu trong động mạch vùng chậu của bạn tăng lên, áp lực trong tính mạch cũng tăng lên, tính đàn hồi của mạch máu giảm sút, lại thêm mạch máu bị tử cung ép vùng chậu, khiến tĩnh mạch ở chân, cơ quan sinh dục và trực tràng không thể về tim một cách thuận lợi, việc này khiến tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị ứ đọng máu và gây nên bệnh trĩ
Ngoài ra sự vận chuyển của dạ dày, ruột chậm lại cũng gây ra táo bón, đi tiểu khó, áp lực vùng bụng tăng cao, đây cũng là nguyên nhân của bệnh trĩ.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XINLink cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
2. Những rắc rối mà bệnh trĩ gây ra cho bạn?
Khi bị bênh trĩ bạn sẽ thường xuyên bị chảy máu, bị trĩ kéo dài còn có khả năng gây thiếu máu, hụt hơi, mệt mỏi kiệt sức, trạng thái tinh thần không tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như cân nặng không tăng, thậm chí sinh non hoặc chết lưu.
Các hoạt động gây áp lực mạnh cho vùng bụng như đi bộ, ho sẽ khiến trĩ thoát ra ngoài. Làm cho bạn khi ngồi, đi hay tiểu tiện đều đau đớn và khó chịu, khiến bạn bị gánh nặng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, lúc sinh cần phải dùng sức, áp lực vùng bụng tăng lên liên tục sẽ khiến trĩ thoát ra ngoài và làm bạn đau hơn, thậm chí ảnh hưởng đến cả quá trình sinh và tâm trạng trong suốt khoảng thời gian nghỉ sinh của bạn.
3. Cách phòng tránh bệnh trĩ.
3.1 Ăn uống hợp lí
Uống nhiều nước, nhất là nước mật ong và nước muối loãng
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng, hành.
Khi đại tiện khó nên ăn nhiều thực phẩm chưa nhiều tinh dầu có khả năng nhuận tràng như vừng, hồ đào.
3.2 Quy định thời gian đi vệ sinh
Không nên chịu đựng việc đi đại tiện quá lâu, mỗi lần đi vệ sinh không nên đi quá 10 phút , tránh để tĩnh mạch vùng hậu môn bị giãn hoặc trầy xước.
3.3 Bài tập vùng hậu môn
Hai chân duỗi thẳng, khi hít vào thu hẹp hậu môn, khi thở ra thả lỏng hậu môn, có thể cải thiện việc tuần hoàn máu, cũng giảm việc chảy máu do trĩ. Mỗi ngày tập 2 lần sáng tối, mỗi lần làm từ 20-30 lần như vậy.
3.4 Massage hậu môn
Mỗi khi đi vệ sinh phải rửa sạch bằng nước, dùng khăn mặt ấm, ấn hậu môn, massage theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ khoảng 15 lần.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare