Chăm sóc trẻ sinh non

Contents

1. Đôi điều về trẻ sinh non

Trẻ sinh non (thiếu tháng) là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường, có tuổi thai <37 tuần. Do các hệ cơ quan của trẻ chưa trưởng thành và thường có sức đề kháng yếu, trẻ có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ đủ tháng.

 

2. Theo dõi trẻ như thế nào?

  • Nhịp thở
  • Màu sắc da
  • Tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, màu dịch nôn, số lần đi cầu, tính chất phân, bụng trướng hay không?)
  • Thóp phồng không?
  • Thân nhiệt
  • Cân nặng

 

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức do lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng sinh nhiệt kém, lại dễ mất nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động yếu. Nhiệt độ bình thường của trẻ: 36,5°C – 37,5°C nhiệt độ cặp nách.

Vì vậy, nên áp dụng bế trẻ theo phương pháp Kangaroo, nghĩa là bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da kề da trên ngực bạn và quay mặt trẻ sang một bên. Trẻ nằm thoải mái trên ngực bạn giống con ếch bám vào người. Ngoài ra, giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm và tình yêu thương của bạn, giúp trẻ ngủ yên, kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể, giảm các cơn tím tái ngưng thở, ổn định nhịp tim và giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật.

  • Chăm sóc da và tắm trẻ: giữ vệ sinh da và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ, tắm nhanh lau khô bằng khăn mềm, xoa một lớp dầu mát-xa để giữ độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt.
  • Cho trẻ bú mẹ để có kháng thể có tác dụng bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng.
  • Chăm sóc rốn, mắt, miệng như trẻ đủ tháng.
  • Phòng của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng, ấm, đầy đủ ánh sáng. Nhiệt độ phòng nên là 28 – 300C.
  • Rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc trẻ, phòng chống nhiễm trùng cho trẻ sinh non.
  • Tránh những nơi đông đúc, không tiếp xúc những người đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.

 

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non.

Nếu trẻ bú được thì cho bú nhiều lần trong ngày theo nhu cầu.

Nếu trẻ không bú được phải ăn bằng thìa hay bằng ống thông dạ dày đối với trẻ dưới 32 tuần.

Số lượng sữa cần thiết: tùy thuộc vào tuần tuổi thai bé khi sanh. Số lần cho trẻ sơ sinh non tháng ăn khoảng 8 -12 lần/ngày.

Theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non.

Chú ý: Trẻ sinh non dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt và trẻ dễ bị sặc sữa, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Nên cho trẻ ăn nhiều cữ, ăn bằng thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay nên bế trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên giúp trẻ ợ hơi.

 

5. Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

  • Bú kém, bỏ bú
  • Li bì, khó đánh thức
  • Khóc nhiều, kích thích
  • Thở bất thường <30 lần/ phút hoặc >60 lần/ phút.
  • Ngưng thở
  • Tím tái, da xanh tái
  • Sốt >380 hoặc hạ thân nhiệt <36,50
  • Vàng da
  • Rốn đỏ, chảy máu, chảy mủ, có quầng đỏ quanh rốn.

6. Tiêm ngừa cho trẻ sinh non và nhẹ cân

Trẻ sinh non >2 kg có nhu cầu đặc biệt về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B ngay sau sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra trẻ cũng cần tiêm ngừa các vắc xin giống như trẻ bình thường khác.

Theo Bệnh viện Mỹ Đức.

Trẻ sinh non rất cần được sự theo dõi cẩn thận của người nhân viên y tế có chuyên môn tại nhà cũng như tại bệnh viện. Bluecare có cung cấp dịch vụ điều dưỡng chăm sóc tại nhà hoặc tại bệnh viện theo ca cho bé nhé.

Có thể bạn muốn xem thêm

Những trường hợp dễ bị sinh non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare