
Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là sau khi tắm rốn của trẻ bị ướt do dính nước, rất dễ gây nhiễm trùnng. Để phần nào giúp các mẹ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đó Bluecare xin chia sẻ bài viết “Cách vệ sinh rốn cho trẻ sau khi tắm” các bạn cùng tham khảo nhé.
Contents
Tại sao việc chăm sóc rốn cho trẻ sau khi tắm là quan trọng?
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng vì rốn chính là nơi kết nối giữa cơ thể của trẻ sơ sinh và dây rốn, nơi truyền dịch dinh dưỡng và oxy cho trẻ trong quá trình thai nghén. Sau khi trẻ ra đời, rốn của bé cần được chăm sóc và vệ sinh đúng cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến rốn, đặc biệt là sau khi tắm cho bé trong những ngày đầu đời khi rốn còn rất mỏng và dễ tổn thương và bị dính nước. Nếu không chăm sóc rốn đúng cách, rốn của bé có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Do đó, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng đặc biệt là sau khi tắm cho bé và cần được thực hiện đúng cách.
Chuẩn bị gì để rửa rốn cho trẻ sơ sinh?
- Bông gòn vô trùng
- Tăm bông vô trùng
- Cồn 70 độ
- Gạc vô trùng
- Băng vô trùng
Các bước để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi tắm tại nhà?
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: Gạc tẩm 70 độ cồn, khăn mềm, tăm bông, bông tẩy trang, dầu olive hoặc dầu gấc, băng dính.

Rửa tay và đeo găng tay y tế: Đeo găng tay y tế để đảm bảo vệ sinh và tránh lây nhiễm cho bé.

Tháo bỏ gạc cũ và quan sát tình trạng rốn trẻ xem có bất thường gì không, vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không. Lưu ý, mẹ nên tháo gạc nhẹ nhàng để phòng ngừa trường hợp băng gạc dính vào rốn, có thể gây tổn thương cho trẻ.
Lau rốn sạch bằng bông gòn đã thấm nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

Làm sạch khu vực rốn của bé: dùng bông đã thấm cồn lau theo cách như sau:
- 1 miếng bông lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn,
- 1 miếng lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng,
- Lau rộng vùng da xung quanh rốn.

Lau khô khu vực rốn: Sử dụng khăn mềm khô nhẹ nhàng lau khô khu vực rốn của bé, tránh cọ xát mạnh hoặc vỗ về khu vực này.
Xử lý rốn khi còn chưa rụng: Nếu rốn của bé chưa rụng, hãy sử dụng tăm bông và bông tẩy trang thấm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng khu vực rốn của bé. Không kéo hoặc cố tình rụng rốn.
Băng rốn: Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
Chú ý: Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện với tư cách làm sạch và vệ sinh, không kéo hoặc cố tình rụng rốn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng, đỏ, và mủ, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để khám và điều trị.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.
- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
- Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Xem thêm:
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z
Nụ hạt rốn ở trẻ sơ sinh – cách xử lý
Bé sơ sinh bị nhiễm trùng rốn do mẹ tắm và vệ sinh cho bé không đúng cách
Những nguyên tắc tắm an toàn cho trẻ sơ sinh
Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh tai cho trẻ sau khi tắm
Hướng dẫn massage sau khi tắm cho trẻ sơ sinh
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment