Sử dụng vitamin dự phòng sảy thai?

Sẩy thai sớm ảnh hướng đến hơn 10% các phụ nữ mang thai, sẩy thai liên tiếp ảnh hưởng đến 1-5% các cặp vợ chồng vô sinh. Vì vậy các biện pháp dự phòng nguy cơ sẩy thai rất quan trọng, Bổ sung vitamin hữu ích cho phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai [1]. Các mom hãy cùng Bluecare tìm chi tiết dưới đây nhé:

Contents

Sự dụng vitamin có dự phòng được sảy thai hay không?

Một phân tích gộp của thư viện Cochrane dựa trên 40 thử nghiệm lâm sàng với 278,413 thai kỳ cho thấy: Việc bổ sung Vitamin trước và trong quá trình mang thai không làm giảm nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên việc sử dụng Multivitamin kết hợp với Sắt và acid Folid sẻ làm giảm nguy cơ thai chết trong tử cung sau 22 tuần [2].

Sử dụng vitamin dự phòng sảy thai?

Bổ sung kẽm và DHA trong suốt thai kỳ giúp thai kỳ khỏe mạnh và cải thiện được kết cục sơ sinh [2]. Các mẹ bầu nên sử dụng Multivitamin trong thai kỳ, không nên sử dụng sắt và canci đơn thuần, đặc biệt trong giai đoạn sớm có nôn nghén, các mẹ bầu đang sử dụng chế độ ăn tiết chế vì đái tháo đường thai kỳ và các chỉ định khác của bác sĩ. Mẹ bầu sử dụng Mutivitamin nên theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiểu quả cao nhất và an toàn cho thai kỳ.

Các khuyến cáo bổ sung Vitamin trong thai kỳ của Viện Y học Hoa Kỳ [3]:

1. Vitamin A

Vitamin A tác động chủ yếu trên võng mạc, đồng thời hỗ trợ tổng hợp glycoprotein và thúc đẩy tăng trưởng, biệt hóa tế bào trong các mô khác. Vitamin A có trong các loại rau xanh và củ, quả có màu vàng cam. Nhu cầu vitamin A khuyến cáo hàng ngày (RDA) đối với người không mang thai là 700 mcg, khi mang thai là 770 mcg và trong thời kỳ cho con bú là 1300 mcg. Chế độ ăn cân đối sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin A khi mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin A thường quy. Sử dụng liều vitamin A quá 15.000 IU/ngày, trong điều trị mụn trứng cá, có liên quan đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, do đó không sử dụng liều này trong thai kỳ.

Sử dụng vitamin dự phòng sảy thai?

2. Vitamin B-1

Nguồn thức ăn cung cấp gồm sữa và hạt thô. Nhu cầu vitamin B-1 khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg, trong thời kỳ mang thai và cho con bú tăng lên 1,4 mg. Chế độ ăn cân đối thường sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-1 khi mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin B-1 thường quy. Tuy nhiên, có thể được cân nhắc sử dụng ở những trường hợp nôn nghén nặng.

Sử dụng vitamin dự phòng sảy thai?

3. Vitamin B-2

Vitamin B-2 có nhiều trong rau xanh, sữa, trứng, pho mát và cá. Nhu cầu vitamin B-2 khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg, khi mang thai tăng lên 1,4 mg, trong thời kỳ cho con bú là 1,6 mg. Chế độ ăn cân đối cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-2 khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung vitamin B-2 thường quy.

4. Vitamin B-6, B-12

Vitamin B-6

Nhu cầu khuyến cáo hàng ngày là 1,2 – 1,5 mg, khi mang thai là 1,9 và trong thời kỳ cho con bú tăng lên 2 mg. Chế độ ăn cân đối cung cấp đủ nhu cầu vitamin B-6 trong thời kỳ mang thai và cho con bú, do đó, không khuyến cáo bổ sung thường quy.

Vitamin B-12

Vitamin B-12 giúp hình thành hồng cầu và duy trì hệ thống thần kinh. Thiếu vitamin B-12 thường thứ phát do suy giảm chức năng 4 mcg, trong thai kỳ là 2,6 mcg và tăng lên 2,8 mcg trong thời kỳ cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamn B-12 cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không khuyến cáo bổ sung thường quy.

5. Vitamin C

Vitamin C, một loại vitamin tan trong nước với nhiều chức năng gồm giảm các gốc tự do, hỗ trợ hình thành các tiền chất collagen và hấp thu sắt. Vitamin C có trong trái cây và rau củ. Thiếu vitamin C kéo dài làm giảm tổng hợp collagen, dẫn đến bệnh Scorbut. Nhu cầu vitamin C khuyến cáo hàng ngày là 75 mg, khi mang thai là 85 mg và tăng lên 120 mg trong thời kỳ cho con bú. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không khuyến cáo bổ sung thường quy vitamin C.

6. Vitamin D

Vitamin D Tiếp xúc với tia cực tím cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin. Thiếu vitamin D liên quan đến thiểu sản men răng. Vitamin D thúc đẩy sự phát triển xương, thị lực và da của thai nhi. Nhu cầu vitamin D hàng ngày khuyến cáo khi mang thai và thời kỳ cho con bú là 5 mcg. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung thường quy.Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo không đủ bằng chứng ủng hộ sàng lọc thiếu vitamin D cho tất cả phụ nữ mang thai. Tại Hoa Kỳ, không khuyến cáo tầm soát nồng độ vitamin D thường quy.

7. Vitamin E

Nhu cầu vitamin E khuyến cáo hàng ngày là 15 mg, ở phụ nữ mang thai là 15 mg, trong thời kỳ cho con bú là 19 mg. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, không khuyến cáo bổ sung thường quy.

8. Vitamin K

Vitamin K, một loại vitamin tan trong dầu, cần thiết để tổng hợp các yếu tố đông máu VII, IX và X, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu bình thường. Vitamin K có trong các loại rau xanh, cà chua, các sản phẩm từ sữa và trứng. Trong thai kỳ, vitamin K vận chuyển hạn chế qua rau thai. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến cáo tiêm bắp bổ sung vitamin K cho trẻ ngay sau sinh. Nhu cầu bổ sung vitamin K hàng ngày khuyến cáo là 90 mg và giữ nguyên trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung thường quy.

9. Axit folic

Axit folic, là một phức hợp vitamin B tan trong nước, rất quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Axit folic có trong ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng, đậu khô và rau xanh. Thiếu axit folic trong thai kỳ liên quan đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở mẹ và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhu cầu axit folic khuyến cáo hàng ngày là 0,4 mg, khi mang thai là 0,6 mg và trong thời kỳ cho con bú là 0,5 mg.Nhóm chuyên trách các Dịch vụ Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung axit folic hằng ngày từ 0,4 – 0,8 mg cho tất cả phụ nữ có kế hoạch hoặc có khả năng mang thai.

10. Niacin

Thiếu niacin dẫn đến bệnh Pellagra. Nhu cầu bổ sung hàng ngày khuyến cáo là 14 mcg, trong thai kỳ tăng lên 18 mcg và khi cho con bú là 17 mcg. Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ lượng niacin cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên không khuyến cáo bổ sung niacin thường quy.

Tài liệu tham khảo:

1. Huchon C, Deffieux X, Beucher G, Capmas P, Carcopino X, Costedoat-Chalumeau N, Delabaere A, Gallot V, Iraola E, Lavoue V, Legendre G, Lejeune-Saada V, Leveque J, Nedellec S, Nizard J, Quibel T, Subtil D, Vialard F, Lemery D; Collège National des Gynécologues Obstétriciens Français. Pregnancy loss: French clinical practice guidelines. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2016 Jun;201:18-26. doi: 10.1016/j.ejogrb.2016.02.015. Epub 2016 Mar 18. PMID: 27039249.

2. Ota E, da Silva Lopes K, Middleton P, Flenady V, Wariki WM, Rahman MO, Tobe-Gai R, Mori R. Antenatal interventions for preventing stillbirth, fetal loss and perinatal death: an overview of Cochrane systematic reviews. Cochrane Database Syst Rev. 2020 Dec 18;12(12):CD009599. doi: 10.1002/14651858.CD009599.pub2. PMID: 33336827; PMCID: PMC8078228.

3. “Prenatal Nutrition”, 2018, emedicine.medscape/vitaminsinpregnancy.

Xem thêm:

Review vitamin tổng hợp cho mẹ bầu

Để con sinh ra không bị vàng da sơ sinh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*