8 tuyệt chiêu xoa dịu trẻ gắt ngủ

8-tuyet-chieu-xoa-diu-tre-gat-ngu
8-tuyet-chieu-xoa-diu-tre-gat-ngu

8 tuyệt chiêu xoa dịu trẻ gắt ngủ sau đây là cứu cánh cho những bậc cha mẹ đang vất vả với mỗi giấc ngủ của con. Bluecare mời ba mẹ cùng xem và thực hành nhé!

Video 8 tuyệt chiêu xoa dịu trẻ sơ sinh gắt ngủ

8 tuyệt chiêu xoa dịu trẻ gắt ngủ bao gồm:

  • Tập cho bé hình thành thói quen ngủ đúng giờ
  • Sử dụng tiếng ồn trắng hoặc các loại âm thanh lặp đi lặp lại
  • Trước khi ngủ, hãy cho bé bú thật no
  • Chú ý đến biểu hiện buồn ngủ của bé
  • Không để bé bị phụ thuộc vào rung lắc, ru ngủ
  • Cho bé ngủ nơi quen thuộc
  • Không cho con bú trong lúc ngủ say
  • Tạo môi trường ngủ thoáng mát, tối và không ồn ào

Contents

1. Tập cho bé hình thành thói quen ngủ đúng giờ

Ba mẹ hãy ghi chép lại lịch sinh hoạt của bé. Sau đó, cùng nhau xem xét để điều chỉnh thời gian ngủ cho bé một cách phù hợp. Trong đó, cha mẹ nên cho con bú và ngủ theo nhu cầu tự nhiên của bé. Sau 6 tuần, ba mẹ có thể điều chỉnh bằng cách giãn cữ bú để bé có thể ngủ được lâu hơn. Việc này cũng giúp mẹ chủ động được thời gian hơn. Mẹ lưu ý, hầu hết các bé có thời gian ngủ và bú giãn cách từ 30 đến 1 tiếng. Một thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp bé học cách tự đưa mình vào trạng thái ngủ dễ dàng hơn. Từ đó mà gắt ngủ cũng dần biến mất.

2. Sử dụng tiếng ồn trắng hoặc các loại âm thanh lặp đi lặp lại

Thực tế cho thấy, các em bé sơ sinh rất dễ ngủ khi nghe những âm thanh như tiếng ồn trắng, hay những âm thanh đều đều lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như tiếng máy sấy tóc, tiếng nhạc, tiếng mưa rơi, tiếng xé giấy, lò nướng v.v

Rất nhiều bà mẹ sử dụng các loại âm thanh này để dỗ bé ngủ sau khi đã dùng mọi cách để bé nín. Mẹ hãy thử một vài loại tiếng ồn để xem bé nhà mình hợp với loại nào nhé!

3. Trước khi ngủ, hãy cho bé bú thật no

Theo cách nuôi dạy con truyền thống của ông bà ta từ xưa, em bé thường được bế bồng và hát ru cho ngủ. Khi áp dụng, nhiều bé rất khó để đặt. Hễ đặt bé xuống là con sẽ bị tỉnh và khóc. Nếu mẹ cho bé bú thật no, bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn. Lúc này mẹ hãy đặt bé xuống. Mẹ có thể vỗ về bé bằng cách xoa lưng hoặc vỗ mông để bé dễ đi vào giấc ngủ. Việc đặt bé xuống để bé từ từ chìm vào giấc ngủ trên giường sẽ tốt hơn giấc ngủ chập chờn trên tay mẹ.

4. Chú ý đến biểu hiện buồn ngủ của bé

Việc đọc vị các dấu hiệu buồn ngủ của bé rất quan trọng. Nó giúp bố mẹ xác định chính xác thời điểm cho bé đi ngủ. Các dấu hiệu thường bao gồm có lờ đờ, ngáp, tỏ ra chậm chạp. Nếu để trẻ bị quá giấc hoặc đặt bé trong môi trường nhiều yếu tố kích thích. Cơ thể bé sẽ không tiết đủ lượng melatonin làm dịu cơn mệt mỏi. Bé sẽ liên tục quấy khóc, khó ngủ hoặc ngủ một chút là tỉnh….

5. Không để bé bị phụ thuộc vào rung lắc, ru ngủ

Một hình ảnh rất quen thuộc tại các gia đình Việt Nam. Đó là, thấy bé khóc liên tục, mẹ hoặc bà sẽ bế ngay bé lên, vừa rung rung, vừa hát để bé ngủ. Hoặc các bà mẹ cho con nằm võng, hoặc cho bé vào nôi rung điện. Bé dần sẽ hình thành thói quen phụ thuộc vào những yếu tố rung, đung đưa này. Bé ngủ đã khó, đặt bé lại càng khó hơn. Môi trường tốt nhất cho con ngủ là mặt phẳng, êm ái, thoáng mát và càng ít tiếng ồn càng tốt.

6. Cho bé ngủ nơi quen thuộc

Trẻ sơ sinh nhanh chóng cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Bé sẽ ngủ ngon hơn khi được đặt vào môi trường ngủ quen thuộc. Ba mẹ có thể tập cho bse hình thành thói quen ngủ đúng giờ vào đúng chỗ của bé. Không nên cho bé bạ đâu ngủ đó. Điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ.

7. Không cho con bú trong lúc ngủ say

Nếu thường xuyên cho bé vừa bú vừa ngủ. Bé sẽ ăn không được no. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì bé bị đói nên cứ 30 phút đến 1 tiếng mẹ lại phải cho bé ti. 1 vòng luẩn quẩn giữa ti vặt, ngủ không no giấc. Các mẹ hãy nhớ rằng giấc ngủ sâu và dài rất quan trọng với bé. Nếu nếu bé có bỏ 1-2 cữ đêm cũng không khiến bé bị đói hay mệt.

Tham gia cộng đồng chăm sóc trẻ sơ sinh để cùng nhau giao lưu, học hỏi

8. Tạo môi trường ngủ thoáng mát, tối và không ồn ào

Những em bé sơ sinh có thể ngủ ngay lập tức khi quá buồn ngủ cho dù trời sáng hoặc tiếng động lớn. Nhưng như thế không có nghĩa là bé có thể ngủ bất cứ đâu và hoàn cảnh nào. Mẹ và bé nên ở trong phòng kín gió, thoáng và yên tĩnh. Khi cho bé ngủ, mẹ nên kéo bớt rèm và hạn chế tối đa tiếng ồn. Tập ngủ ngoan cho bé từ nhỏ sẽ khiến bé đỡ quấy khóc và hình thành thói quen tốt sau này.

Với những bước đơn giản kể trên, mẹ sẽ mất từ 1 đến 4 tuần cho việc tập thói quen ngủ cơ bản cho bé sơ sinh. Khi giấc ngủ đã đi vào nề nếp, tình trạng trẻ gắt ngủ, quấy khóc trước khi ngủ sẽ giảm dần và “tan biến” không còn dấu vết.

Bài viết cùng chủ đề:

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*