3 Sớm: mẹ sắp sinh phải đặc biệt lưu ý

Mẹ sắp sinh phải đặc biệt lưu ý: 1-Cho trẻ bú sớm. 2-Ăn uống sớm. 3-Vận động sớm. …là vô cùng quan trọng với sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh,

Contents

1- Mẹ sắp sinh phải đặc biệt lưu ý – Cho bé bú sớm:

Các nghiên cứu khoa học cho thấy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.

Lợi ích cho bú sớm.

Trẻ bú sớm có tác dụng giúp mẹ co hồi tử cung nhanh, tránh băng huyết sau đẻ.
Việc cho trẻ bú sớm sau khi sinh, sẽ tạo thêm sợi dây liên kết mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé. Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa sớm, tránh được hiện tượng cương tức vú, áp xe vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn và thời gian cho con bú lâu hơn.

Trẻ bú sớm cũng sẽ nhận được sữa non, thức ăn này cực kì phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ. Thành phần sữa non ngoài dinh dưỡng còn chứa kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trẻ, chống nhiễm khuẩn, dị ứng, các yếu tố phát triển giúp hệ tiêu hóa của trẻ trưởng thành và không dung nạp thức ăn khác.

Cho bé bú sớm và da kề da với mẹ ngay sau sinh

Click vào ảnh để xem chi tiết

Ngoài ra, sữa non còn có nhiều vitamin A có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, chống khô mắt. Hơn nữa, sữa non còn có tác dụng tống phân su và đào thải bilirubin làm giảm triệu chứng vàng da sinh lí ở trẻ.

Trong 2 tuần đầu tiên, sữa mẹ có chứa 4.000 bạch cầu trong 1ml sữa, bạch cầu này còn tiết ra IgA, lactoferin, lysozym, các chất này sẽ ức chế hoạt động của các vi rút. Sữa non có tác dụng như liều vaccine đầu tiên cho trẻ, tăng đề kháng chống bệnh tật.
Cho trẻ bú ngay sau đẻ cũng giúp bé bú đúng cách ngay từ đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công hơn. Vì thế, ngay sau khi đẻ cần cho trẻ nằm cạnh mẹ và cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu tiên.

Khi cho trẻ bú, mẹ hãy bế trẻ ở tư thế thoải mái nhất, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng vú, cằm tỳ vào vú mẹ. Việc trẻ bú đúng sẽ được nhiều sữa hơn và mẹ không bị đau rát, nứt cổ gà hoặc căng tức sữa.
Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, đầu vú sẽ có sữa tiết ra. Việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.

2 Mẹ sắp sinh phải đặc biệt lưu ý – Cho ăn sớm, uống sớm :

Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa, tránh kiêng khem quá sức, chỉ ăn toàn thịt kho tiêu, cá kho vv…. Bên cạnh đó sau khi sinh người mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng, miệng.

3 Mẹ sắp sinh phải đặc biệt lưu ý – Vận động sớm :

Với thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6-8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa sản dịch thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn đường sinh dục và tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón… Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú.

Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử. Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh.

Những quan niệm cổ hủ về ở cữ mà rất nhiều người vẫn tin sái cổ
Tập vận động sớm sau sinh

Click vào ảnh để xem chi tiết

Vệ sinh cơ thể như thế nào? Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn.

Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.

Tắm gội cho mẹ sau sinh ngay tại giường bệnh

Click vào ảnh để xem chi tiết

Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc… việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5-6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.

XEM THÊM:

Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Rửa vết khâu tầng sinh môn sau sinh bằng gì

6 loại rau bổ máu, làm sạch tử cung cho mẹ sau sinh

Hướng dẫn mẹ xử lý hiệu quả các cơn đau sau sinh

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn cho mẹ sau sinh tại nhà

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị sưng đau chớ nên chủ quan

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*