Sản phụ mắc bệnh đái tháo đường cần làm gì sau khi sinh

Khi sản phụ sau sinh được một vài ngày, vài tuần, vài tháng là quãng thời gian rất vất vả cho sản phụ. Những thay đổi về tâm lý và sức khỏe trong giai đoạn này cũng làm người bệnh rất mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bị trầm cảm sau sinh.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng có quá nhiều glucose (đường) tồn tại trong máu thay vì được sử dụng làm năng lượng. Khi lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Một số phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường lần đầu tiên trong thai kỳ. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần được chăm sóc đặc biệt cả trong và sau khi mang thai.

Không có mô tả ảnh.

2. Các nguy cơ sản phụ mắc bệnh đái tháo đường sau khi sinh
Nguy cơ đái tháo đường type 2:
Đây là bệnh đái tháo đường phổ biến nhất. Sau khi bị đái tháo đường thai kỳ, sản phụ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sau sinh 6 – 8 tuần phải làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết để chắc chắn đường huyết ở mức bình thường.
Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai sau đó:
Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa được biết rõ, chỉ biết rằng những thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ và tác động của các hormone do bánh nhau tiết ra làm giảm hoạt động của insulin nội sinh, một hormone do tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm giảm đường huyết. Bạn bị đái tháo đường thai kỳ lần đầu tiên có nghĩa là cơ thể bạn nhạy cảm với những thay đổi khi mang thai và có thể những lần mang thai tiếp theo cũng sẽ như thế.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Do đó, nếu từng bị đái tháo đường thai kỳ, bạn vẫn phải đi tầm soát đái tháo đường thai kỳ vào tuần 24 – 28 trong những lần mang thai tiếp theo.

Những bà mẹ không thể kiểm soát được cân nặng sau sinh có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp và bị đái tháo đường tuýp 2 sau này.

Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: đây là nguy cơ hay gặp ở những sản phu bị đái tháo đường thai kỳ so với những người không bị đái tháo đường.

3. Sản phụ cần làm gì sau khi sinh để phòng mắc bệnh đái tháo đường?

3.1. Theo dõi khả năng dung nạp đường
Yếu tố đầu tiên trong những điều đặc biệt chú ý ở sản phụ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh là theo dõi khả năng dung nạp đường. Theo nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường. Vì vậy, mỗi sản phụ nên hình thành thói quen theo dõi tình trạng sức khỏe, có thể phát hiện sớm các bất thường trong chuyển hóa glucose để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

3.2. Chăm sóc bệnh đái tháo đường sau khi sinh
Để phòng tránh được bệnh đái tháo đường sau khi sinh ở các sản phụ. Điều đặc biệt là các sản phụ phải biết chăm sóc bệnh đái tháo đường sau khi sinh như thế nào để tránh được các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, một số biện pháp có thể làm giảm yếu tố nguy cơ này:

Nhận biết các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh:

Tâm trạng buồn bã và cáu gắt giận giữ là dấu hiệu bất thường trong những tuần đầu sau sinh.
Các rối loạn như: khó ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, lo lắng liên tục hoặc có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc người thân xung quanh cần gặp bác sĩ tâm lý để giúp đỡ.
Theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh và tăng cường tập thể dục thể thao: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện được cân nặng và sức đề kháng insulin.
Sản phụ cho con bú sữa mẹ:
Đây là cách tốt có thể giảm nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành. Cho con bú sữa mẹ còn giúp được giảm cân và thắt chặt tình cảm mẹ con.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiêu thụ năng lượng của mẹ và góp phần không nhỏ trong việc giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Báo cáo chỉ ra rằng, đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, sự suy giảm insulin và chỉ số đường huyết khi đói thông qua xét nghiệm dung nạp glucose đường uống cần được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 – 9 tuần sau khi sinh.
Thời gian ngay sau sinh có thể gặp phải rất nhiều vấn đề nhưng cũng là thời điểm bắt đầu thiết lập những thói quen sinh hoạt tốt, có ích cho sức khỏe. Thay đổi lối sống và thói quen là việc rất khó khăn và dễ bị trì hoãn, sản phụ nên tận dụng sự quyết tâm trong giai đoạn này để thay đổi nếp sống cũ, làm quen với thói quen ăn uống và vận động tích cực.

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN SINH Ở TUẦN THỨ BAO NHIÊU?

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân tiểu đường

Kỹ thuật cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường

CÁC BIẾN CHỨNG TIỀM ẨN Ở TRẺ SINH RA TỪ MẸ BỊ TIỂU ĐƯỜNG

CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIẾT LIỆU VÀ TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*