Những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ mẹ phải đặc biệt cẩn trọng

Mang thai có thể gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể. Bạn cần nhận biết được đâu là những thay đổi bình thường và bất thường. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường trong thời kỳ mang thai mà bạn không được bỏ qua.

Contents

Xuất huyết

Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ là đáng lo ngại, trừ khi nó chỉ ra vài giọt trong 3 tháng đầu. Xuất huyết nặng trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Điều này cũng đúng trong trường hợp xuất huyết ở 3 tháng giữa. Nếu xuất huyết xảy ra trong 3 tháng cuối, đó có thể là dấu hiệu nhau bong non, có thể gây tử vong. Vì vậy cần cảnh giác khi thấy xuất huyết trong thai kỳ.

15 dấu hiệu có thai chỉ sau 2 tuần quan hệ chính xác nhất cho chị em

Click vào ảnh để xem chi tiết

Nôn và buồn nôn nghiêm trọng

Nếu bạn không thể ăn uống bất cứ thứ gì và nôn ngay sau khi ăn thì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc mất nước, có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Do vậy cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc.

Sốt

Sốt hoặc thậm chí cúm nhẹ trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây rắc rối. Điều này có thể là dấu hiệu một nhiễm trùng cần chăm sóc y tế. Đừng tự ý uống thuốc. Các nhiễm trùng bên trong có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Do vậy cần đi khám.

Cơn co tử cung sớm

Một số bà mẹ có thể cảm thấy những cơn co trong thai kỳ không theo nhịp và tự dừng lại. Nhưng nếu bạn ở trong 3 tháng cuối thai kỳ và bị cơn co nhiều, tốt nhất là nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu sinh non.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Nhức đầu và rối loạn thị giác

Nếu bị đau đầu và rối loạn thị giác quá thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật, do vậy cần kiểm tra huyết áp trong thai kỳ. Huyết áp cao ở mẹ có thể dẫn tới những biến chứng liên quan tới sự tăng trưởng và phát triển ở bé.

Giảm cử động của trẻ

Nếu bạn cảm thấy bé cử động ít hơn thì cần đi khám bác sĩ. Lý tưởng là bạn nên cảm thấy trên 10 cử động của bé trong vòng 2 giờ. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và dấu hiệu suy thai.

Đường huyết cao

Nếu bạn chưa từng bị tiểu đường nhưng bị đường huyết cao khi mang thai, đó được gọi là tiểu đường thai kỳ. Điều này có thể khiến em bé có trọng lượng lớn hơn, tăng nguy cơ phải mổ đẻ. Nếu xét nghiệm máu trong 3 tháng cuối cho thấy bạn bị tiểu đường thai kỳ thì cần đề phòng các biến chứng.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Vỡ túi ối

Nếu bạn bị vỡ túi ối trước ngày sinh đó được gọi là vỡ túi ối sớm và bạn có thể đẻ sớm.

BS Tuyết Mai – Univadis

Xem thêm:

Viêm phụ khoa khi mang thai – nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị

Thai lưu, biến chứng thai lưu, quan hệ tình dục và mang thai trở lại sau thai lưu

Tai biến sản khoa thường gặp trong thai kỳ

Cảnh báo về thuốc gây dị tật thai nhi trong thai kỳ

Các vấn đề về tiết liệu và tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ

CÁC DẠNG ĐAU BỤNG TRONG THAI KỲ

ĐAU BỤNG TRONG THAI KỲ- KHI NÀO LÀ NGUY HIỂM

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Tất tần tật các vấn đề sức khỏe thai kỳ và cách xử lý

Xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy hiểm thế nào?

ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào hình để xem chi tiết
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare