Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp do COVID-19

Dưới đây Bluecare xin chia sẻ hướng dẫnập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp do COVID-19, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Contents

Hỏi

– Yếu tố dịch tễ xung quanh: Tiếp xúc với ai, ở đâu, đi những đâu ?…
– Người bệnh bị bệnh từ bao giờ ?

Nhận định tình trạng bệnh nhân

– Tình trạng ý thức: Glasgow (Tỉnh, mê, rối loạn ý thức…)
– Tình trạng sốt: Sốt cao liên tục hay từng cơn, sốt từ bao giờ?
– Tình trạng hô hấp (Môi tím tái, khó thở, ho, đờm…,nhịp thở, SpO2 )
– Tuần hoàn ( Da lạnh ẩm, nổi vân tím, mạch nhanh, huyết áp tụt… )
– Tiêu hóa: Có bị tiêu chảy ko, đầy bụng khó chịu không ?
– Da, niêm mạc ?
– Tiết niệu: Màu sắc, số lượng nước tiểu ?
– Các dấu hiệu cơ năng: đau đầu, đau cơ khớp…
– Tham khảo xét nghiệm cận lâm sàng.
– Bệnh nhân có tiền sử bệnh gì ko ?
– Tiến sử dị ứng thuốc ?
– Hiện tại đang dùng thuốc gì ?

Chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp do COVID-19
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp do COVID-19

Chẩn đoán điều dưỡng

3.1 Người bệnh tăng thân nhiệt do SARS – CoV – 2.
3.2 Viêm đường hô hấp trên do COVID – 19.
3.3 Suy hô hấp, Viêm phổi do SARS – CoV – 2.
3.4 Rối loạn mạch (tuần hoàn) do thiếu oxy.
3.5 Sốc do SARS – CoV – 2.
3.6 Suy đa tạng liên quan tới SARS – CoV – 2.
3.7 Thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kem/tiêu chảy.
3.8 Người nhà và người bệnh chưa hiểu biết về bệnh.
3.9 Nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.
3.10 Nguy cơ loét tỳ đè do nằm lâu/vệ sinh kém.
3.11 Nguy cơ tắc mạch huyết khối do rối loạn đông máu/giảm vận động.

Lập kế hoạch chăm sóc

– Hạ thân nhiệt và bù nước và điện giải.
– Chăm sóc toàn thân (vệ sinh, thay quần áo, …)
– Đảm bảo hô hấp.
– Ổn định tuần hoàn.
– Theo dõi sát diễn biến, phát hiện sớm các biểu hiện nặng của bệnh.
– Thực hiện y lệnh của bác sĩ, làm xét nghiệm.
– Dinh dưỡng.
– Dự phòng biến chứng.
– Tư vấn giáo dục.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

5.1. Chăm sóc bệnh nhân có viêm đường hô hấp trên hoặc có viêm phổi nhưng chưa có biểu hiện suy hô hấp (nhóm 1):

Bệnh nhân có triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau mỏi người, mệt mỏi, đau cơ… , có viêm phổi và không có dấu hiệu viêm phổi nặng.

a. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:

– Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ít nhất 2 lần/ ngày
– Bệnh nhân có sốt:
+ Hạ nhiệt độ bằng các biện pháp vật lý: chườm mát trán, nách, bẹn nước 37 ͦC
+ Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

b. Thực hiện y lệnh điều trị:

– Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc, đầy đủ và đúng giờ.
– Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định.

c. Chăm sóc toàn thân:

– Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần đảm bảo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác.
– Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng thông thường.
– Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

d. Theo dõi diễn biến và phát hiện dấu hiệu bệnh nặng:

– Phát hiện sớm dấu hiệu suy hô hấp và suy tuần hoàn.
– Đối với những trường hợp tuổi cao trên 65 tuổi, có bệnh mạn tính từ trước như bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính, đái tháo đường, K… cần theo dõi sát hơn các bệnh nhân thông thường khác.

e. Dinh dưỡng:

– Cung cấp suất ăn tại giường cho từng bệnh nhân trong thời gian cách ly.
– Suất ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Chế độ ăn phù hợp với từng bệnh nhân, được chỉ định của Bác sĩ dinh dưỡng.

f. Tư vấn – GDSK (chú ý phát tờ tư vấn – GDSK hàng ngày thực hiện việc hạn chế ra khỏi phòng cách ly và tiếp xúc trực tiếp với người khác trong khu vực cách ly).

– Động viên tinh thần, hướng dẫn về bệnh để người bệnh yên tâm điều trị (Dùng bảng biểu; tư vấn trực tiếp điện thoại).
– Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.
– Phối hợp với cán bộ y tế lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sàng lọc.
– Sau khi ra viện:
+ Người bệnh nên được ở trong phòng riêng thông thoáng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với người nhà (Nếu có tiếp xúc với người nhà đảm bảo an toàn).
+ Người bệnh cần theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ ngày nếu thân nhiệt cao hơn 38ͦC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

5.2 Chăm sóc bệnh nhân có tổn thương phổi có suy hô hấp (nhóm 2):

– Bệnh nhân có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở >30 lần/phút, khó thở nặng hoặc SpO2 ≤ 93% khi thở khí phòng.

– Trẻ nhỏ:

Ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các biểu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2 ≤ 90%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực).

a. Đảm bảo hô hấp

– Cho nằm đầu cao, thông thoáng đường thở.
+ Ở người lớn tuổi nếu có các dấu hiệu cấp cứu (khó thở, thở gắng sức, tím tái, giảm thông khí phổi, người già có thể biểu hiện rối loạn ý thức) cần làm thông thoáng đường thở và cho thở ô xy ngay để đạt đích SpO2 > 94% trong quá trình hồi sức. Cho thở oxy qua gọng mũi (2 – 4 lít/phút) hoặc mask thông thường, hoặc mask có túi dự trữ, với lưu lượng ban đầu là 5 lít/phút và tăng lên tới 10-15 lít/phút nếu cần. Khi bệnh nhân ổn định hơn, điều chỉnh để đạt đích SpO2 > 90% cho người lớn, và SpO2 > 92% – 95% cho phụ nữ mang thai (chú ý thực hiện y lệnh thở ô xy của Bác sĩ). Báo ngay bác sĩ xử trí.
+ Với trẻ em, nếu trẻ có các dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, thở rên, rút lõm lồng ngực, tím tái, sock, hôn mê, co giật…, cần cung cấp oxy trong quá trình cấp cứu để đạt đích SpO2 > 94%. Khi tình trạng trẻ ổn định, điều chỉnh để đạt đích SpO2 > 90%. Báo ngay bác sĩ xử trí.
– Theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển tổn thương của phổi để phát hiện sớm các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp oxy để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

b. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

– Theo dõi sát nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ của người bệnh ít nhất 6 lần/24h
– Đo Bilan dịch vào ra trong ngày, để đảm bảo cân bằng dịch và điện giải.
c. Thực hiện y lệnh điều trị
– Thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
– Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định.
– Đưa bệnh nhân đi chụp chiếu X – quang, chụp cắt lớp vi tính… phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân luồng bệnh nhân.

d. Dinh dưỡng

– Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Với các người bệnh nặng – nguy kịch, áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành và chỉ định của Bác sĩ Dinh dưỡng.

e. Tư vấn – GDSK

– Động viên tinh thần của người bệnh, để người bệnh yên tâm điều trị. (Bảng biểu/tư vấn trực tiếp điện thoại).
– Sau khi người bệnh hết sốt thì cần phải tăng hoạt động thể lực từ từ. Hướng dẫn cho người bệnh tập thở sâu, tập ho để có thể làm sạch đường thở, giãn nở phổi.
– Khuyên người bệnh ăn uống bồi bổ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Hướng dẫn người bệnh các biểu hiện nặng của bệnh để người bệnh có thể theo dõi cơ thể mình, thấy có bất thường báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

*** Đánh giá:

– Bệnh nhân có biến chứng suy hô hấp chuyển chăm sóc nhóm 3
– Bệnh nhân có kết quả 2 lần âm tính covid- 19 chuyển chăm sóc sang nhóm 1

5.3 Chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp nặng, thở máy có hoặc không kèm theo sốc (nhóm 3):

– Bệnh nhân khó thở nhiều, thở gắng sức, tím tái đầu môi và các chi, co kéo cơ hô hấp, thở oxy không đáp ứng, thở gắng sức, thở máy không xâm nhập thất bại. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. Hoặc bệnh nhân tiến triển tụt HA và suy đa tạng.

a. Đảm bảo hô hấp.

– Theo dõi sát nhịp thở, SpO2:
– Tình trạng tụt lưỡi, ứ đọng đờm dãi.
– Nằm nghiêng an toàn, đặt canuyn miệng tránh tụt lưỡi.
– Phải báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bệnh nhân có phản xạ nuốt kém (để đặt xông dạ dày), ho kém hoặc ứ đọng đờm dãi (để đặt nội khí quản).
– Hút đờm dãi họng miệng, mũi- hút dịch khí phế quản, chăm sóc ống nội khí quản nếu đã đặt nội khí quản .
– Chuẩn bị dụng cụ và máy thở, hỗ trợ bác sỹ đặt nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy nếu có chỉ định bệnh nhân.

b. Đảm bảo tuần hoàn

– Theo dõi sát mạch, huyết áp (nhịp độ theo dõi tùy theo tình trạng bệnh nhân).
– Dùng thuốc nâng huyết áp hoặc thuốc hạ huyết áp và truyền dịch theo y lệnh bác sĩ.
– Cần thông báo cho bác sỹ nếu phát hiện thấy nhịp chậm < 60 lần/phút. Hoặc nhanh >120 nhịp/ph), rối loạn nhịp hoặc huyết áp tối đa tụt (>90 mmHg hoặc giảm quá 40 mmHg so với huyết áp nền) hoặc huyết áp quá cao (>160/90 mmHg hoặc tăng thêm trên 40 mmHg so với huyết áp nền).

c. Thực hiện y lệnh điều trị

– Thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
– Làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật khi có chỉ định.
– Đưa bệnh nhân đi chụp chiếu X-quang, chụp cắt lớp vi tính… phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân luồng bệnh nhân.

d. Phòng chống nhiễm khuẩn:

– Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi chăm sóc ống nội khí quản, canuyn mở khí quản.
– Hút đờm nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho khí phế quản. Quan sát máy thở, monitor.
– Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đặt ống thông bàng quang, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt ở thấp tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
– Vệ sinh răng miệng.
– Chú ý giữ vệ sinh da (tắm, gội đầu, vệ sinh bộ phân sinh dục; thay ga trải giường và quần áo thường xuyên).
– Chăm sóc mắt: thường xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh dùng cho mắt (chloramphenicol 0,4%, cipro nhỏ mắt…); băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không chớp mắt được.

d. Đảm bảo dinh dưỡng

– Đặt sonde dạ dày cho ăn; trước khi cho ăn phải đánh giá dịch dạ dày
– Chế độ ăn đủ calo phù hợp với bệnh nhân: 25-30 calo/kg/ngày chia 4- 6 bữa (ăn nhạt nếu tăng HA, suy thận, suy tim). Chế độ ăn theo chỉ định Bác sĩ dinh dưỡng
– Đảm bảo đủ nước.

e. Chống loét

– Nằm đệm chống loét hoặc phao giường nếu bệnh nhân bị bất động nhiều ngày tại giường.
– Giữ ga trải giường khô, sạch, không có nếp nhăn.
– Thay đổi tư thế thường xuyên định kỳ (2-3 h/lần).
– Xoa bóp và xoa bột talc vào các điểm tì đè, luôn giữ cho da sạch và khô.
– Nếu đã có vết loét: Cắt lọc, rửa sạch, đắp dinh dưỡng có chỉ định bác sĩ.
– Nuôi dưỡng đủ calo và protit: chống teo cơ, cứng khớp, tắc mạch.
– Thường xuyên xoa bóp, tập vận động cho các chi và cơ của bệnh nhân.
– Đặt các khớp ở tư thế cơ năng.
– Đỡ bệnh nhân dậy sớm khi có thể.
▪ Thực hiện nghiêm túc các y lệnh một cách tự giác (vì bệnh nhân hôn mê hoàn toàn phó thác tính mạng cho điều dưỡng và các thầy thuốc).

Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung Ương

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân huyết áp thấp

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi nặng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng huyết

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy do rotavirus

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*