Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh Bạch Hầu

Dưới đây Bluecare xin chia sẻ hướng dẫn Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh Bạch Hầu, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Contents

1. Chăm sóc

1.1. Nhận định chăm sóc

Nhận định chăm sóc để thiết lập những thông tin cơ bản về tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

1.1.1. Hỏi bệnh

-Bệnh nhân bị bệnh ngày thứ bao nhiêu?
-Diễn biến các triệu chứng lâm sàng từ khi có dấu hiệu đầu tiên, quan tâm đến dấu hiệu sốt nhẹ nhưng bệnh nhân mệt nhiệt , quấy khóc, kém chơi.
-Tình hình dịch tễ có liên quan đến bệnh nhân như xung quanh có thể có trẻ mắc bệnh bạch hầu không? Đã tiêm phòng vácxin đầy đủ chưa?

1.1.2. Khám điều dưỡng

-Tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở, kiểu thở, xác định khó thở thanh quản, tình trạng tím tái, mức độ tăng tiết, ho, khàn giọng, mất giọng…
-Tình trạng tuần hoàn: Đếm mạch, nghe tiếng tim, đo huyết áp 30 phút/ lần, thường thấy mạch nhanh, nghe tiếng tim mờ, huyết áp bình thường hoặc giảm trong trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
-Tinh thần kinh: Mệt mỏi, bứt rứt, vật vã, liệt…
-Tình trạng chung: Đo nhiệt độ 3giờ/ lần. quan sát màu sắc da, tình trạng màng giả phát triển ( màu sắc, mùi, có xuất huyết không…)
-Theo dõi nước tiểu/ 24giờ, lưu ý số lượng, màu sắc.
-Lấy bệnh phẩm ở họng làm xét nghiệm.
-Đo điện tâm đồ.

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh Bạch Hầu
Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh Bạch Hầu

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

1.2. Chẩn đoán chăm sóc

-Nguy cơ khó thở do phù nề, co thắt thanh quản.
-Tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm trùng, nhiễm độc.
-Nguy cơ thiếu dinh dưỡng do đau họng không nuốt được.
-Gia đình và bệnh nhân lo lắng về bệnh.

1.3. Lập kế hoạch chăm sóc

-Làm giảm khó thở.
-Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ thân nhiệt.
-Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
-Giáo dục sức khoẻ.

1.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

1.4.1.Làm giảm khó thở.

-cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp.
-Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông dường hô hấp.
-Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc ch ỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương.
-Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

1.4.2. Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt.

– Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng viên trực tiếp hoặc hướng dẫn người nhà cách lau răng miệng cho trẻ.
-Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
-Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ.
-Hạ sốt bằng chườm ấm hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
-Theo dõi tình trạng màng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc, thay đổi thuốc.

1.4.3. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.

-Cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau.
-Nếu trẻ không muốn ăn, phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ.
-Cho trẻ ăn ít một, chia nhỏ bữa trong ngày, xen kẽ với uống sữa và nước quả.
-Không cho bệnh nhân kiêng khem quá kỹ vì dễ làm trẻ suy dinh dưỡng.
– Nếu bệnh nhân có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghẹn.
-Bệnh nhân không nuốt được phải cho ăn qua sond dạ dày.

1.4.4. Giáo dục sức khoẻ

-Giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xẩy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
-Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng.
-Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám.
-Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ng ày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

1.5. Đánh giá

– Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc.
– Kế hoạch chăm sóc được đánh giá là tốt khi bệnh nhân khỏi, không bị biến chứng, hết sốt, hết tình trạng nhiễm độc, màng giả rụng, hết đau họng, ăn ngủ tốt, kết quả ngoáy họng 3 lần đều âm tính, bệnh nhân ra viện.

Xem thêm:

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân duy hô hấp cấp do COVID-19

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân huyết áp thấp

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi nặng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng huyết

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt virus

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy do rotavirus

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*