Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi nặng

Contents

A. Nhận định

– Hỏi:
+ Trẻ bao nhiêu tuổi? Người điều dưỡng phải hỏi tuổi để xác định xem trẻ trong lứa tuổi nào? Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi hay trẻ dưới 2 tháng tuổi để có thể đánh giá dấu hiệu thở nhanh hay dấu hiệu nguy hiểm.
+ Trẻ có ho không? Ho khan hay có xuất tiết đờm dãi. Ho là một phản xạ của đường hô hấp để tống đờm dãi ra ngoài khi cơ quan hô hấp bị viêm nhiễm. Vậy ho là triệu chứng chứng tỏ bộ phận hô hấp bị tổn thương.
+ Trẻ có sốt không? Sốt từ bao giờ?
+ Có cơn ngừng thở hay tím tái không?
– Thăm khám:
+ Đếm nhịp thở trong 1 phút để xác định trẻ có dấu hiệu thở nhanh không?
+ Quan sát, phát hiện dấu hiệu dấu rút lõm lồng ngực. Khi nhận định phải đặt trẻ nằm thẳng để phát hiện dấu hiệu này.
+ Phát hiện và nghe tiếng thở khò khè: phát hiện bằng cách ghé sát tai vào gần miệng trẻ, đồng thời quan sát thấy thì thở ra kéo dài hơn bình thường.
+ Phát hiện/nghe thấy tiếng thở rít.
+ Đo nhiệt độ xác định trẻ có sốt hay hạ nhiệt độ.
+ Quan sát phát hiện dấu hiệu tím tái ở quanh môi, nếu nặng sẽ tím tái môi, lưỡi và toàn thân.
+ Phát hiện và đ ánh giá tình trạng mất nước..
Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Có nhiều bệnh viện và trường y có thêm phần Chẩn đoán điều dưỡng nên các tiêu đề dưới đây là phần CĐĐD. Quan trọng là phải ưu tiên vấn đề nguy kịch, ảnh hưởng tới tính mạng phải làm trước theo 1 trình tự.

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhàchăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệuchâm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sốngthay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãiđặt sonde dạ dàysonde tiểutắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app 📷 Hotline 0985768181.

1. Bệnh nhân sốt do nhiếm khuẩn:

– Tránh cho bé bị sốt cao: Nằm phòng sạch sẽ, nới rộng quần áo
– Bổ sung nước lọc và sữa mẹ.
– Quần áo không quá chật khiến bé nóng bức khó thở.
– Lau mát bằng 5 cái khăn vắt ráo nước ấm: 2 ở bẹn, 2 ở nách, 1 cái lao ở trán và ở ngực
– Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 39oC : Paracetamol 10-15 mg/kg
– Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng đơn của bác sỹ.

Phải kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên

2. Bệnh nhân thở khò khè do tăng xuất tiết đường thở

– Cho bé nằm đúng tư thế: nằm ngửa, kê gối dưới vai sao cho đầu ngửa ra sau, người hơi nghiêng một bên.
– Hút sạch nước mũi, đờm họng một cách nhẹ nhàng nhất dành cho đối tượng trẻ em để tránh chảy máu.
-Uống nước ấm làm loãng đàm
-Làm ẩm và ấm không khí hít vào
-Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả
Vỗ rung lồng ngực
-Thực hiện thuốc Long đàm: acetyl cystein, ambroxol, bromhexin…
-Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng đàm, xét nghiệm đàm tìm vi trùng
-Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân

3. Bệnh nhân bị tím tái do rối loạn thông khí và khuyếch tán khí

Xét nghiệm PaO2 nếu thấy giảm dưới 60 mmHg thì:
– Đặt trẻ nằm đúng tư thế: nằm ngửa, kê gối dưới vai sao cho đầu ngửa ra sau, người hơi nghiêng sang một bên.
– Hút sạch đờm, dãi.
– Cho thở oxy theo lệnh bác sỹ

4. Bệnh nhân bị tím tái nặng do suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

– Nếu tim đập yếu, phải tiến hành xoa bóp ngoài lồng ngực.

– Thấy da trẻ bị tím tá i, ngừng thở phải đặt ngay ống nội khí quản để trẻ được thông đường thở, cho thở oxy, đồng thời xoa bóp cả bên ngoài lồng ngực.

5. Bệnh nhân bị mất nước, điện giải do sốt, thở nhanh hoặc nôn kèm theo

– Bù nước ngay.
– Chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và phải có chỉ đạo của bác sỹ về liều lượng.
– Nếu bé nôn thì cho nằm nghiêng sang 1 bên, nếu khó thở thì cho nằm đầu cao
Đánh giá tình trạng bệnh sau khi thực hiện đúng quy trình chăm sóc bệnh nhân
Cần đưa ra kết quả điều trị sau khi thực hiện đúng quy trình chăm sóc bệnh nhân dựa trên các yếu tố sau:
– Về hô hấp: Tình trạng da, nhịp thở, dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
– Hiệu quả của kháng sinh chống nhiễm khuẩn: xem tính hiệu quả của kháng sinh sau 3 ngày trẻ hết sốt không, nếu không phải đổi sang loại khác.
– Dấu hiệu mất nước: quan sát các bộ phận như mắt, mũi, miệng, lưỡi, da để phát hiện còn dấu hiệu mât nước hay không.
– Tuần hoàn, tiết niệu: kiểm tra nhịp tim, mạch, lượng nước tiểu.
Trên đây là quy trình chăm sóc bệnh nhân là trẻ em bị viêm phổi nặng. Các y tá, điều dưỡng nên thực hiện đúng theo quy trình cũng như chỉ đạo của bác sỹ để bệnh nhân sớm bình phục

Xem thêm:

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Động Kinh Trong Và Sau Cơn Co Giật

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SƠ GAN

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*