Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò mang phổi

Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản kế hoạch chăm sóc bệnh chọc dò mang phổi, mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

Contents

SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU

Giải phẫu sinh lý

Màng phổi bao bọc lấy phổi. Màng phổi có 2 lá:

– Lá tạng (sát với phổi): lá tạng bao bọc xung quanh mặt phổi trừ rốn phổi, ở rốn phổi lá tạng quạt lại liên tiếp với lá thành.

– Lá tạng dính vào các khe liên thùy và ngăn các thùy với nhau, lá tạng dính chặt ở phía trong mặt phổi còn ở mặt ngoài thì nhẵn bóng và áp vào lá thành.

– Lá thành lót vào khoang ngực bao phủ tất cả mặt trong của lồng ngực và liên tiếp với lá tạng ở rốn phổi và ở dây chằng tam giác, lá thành quây lấy phổi nên cũng có các mặt như phổi: mặt sườn, mặt hoành, trung thất, đỉnh màng phổi.

– Lá thành màng phổi đi từ mặt này đến mặt kia thì quặt gập lại và tạo nên các túi cùng phế mạc hay góc phế mạc

– Giữa lá thành và lá tạng tạo nên khoang màng phổi. khoang màng phổi là một khoang ảo, bình thường trong khoang có một lớp thanh dịch mỏng để tránh sự cọ sát giữa 2 lá của màng phổi trong khi thở.

– Lớp thanh dịch này tiết ra bởi tế bào biểu mô màng phổi. áp xuất trong khoang màng phổi là áp xuất âm.

Đối chiếu màng phổi lên lồng ngực

– Đỉnh màng phổi cao hơn điểm giữa xương đòn, ngang mức ở đầu sau xương sườn I và ở trên đầu trong xương sườn I từ 2-3cm, cách đường giữa 4cm.

– Góc sườn hoành trung thất trước và sau của màng phổi chếch vào trong qua khớp ức sườn, sau quay dọc theo đường giữa tới đầu trong của sụn sườn VI.

– Từ sụn sườn VI tới đầu trong bên phải, bên trái cách đường giữa 2cm từ đó màng phổi đi chếch xuống dưới ra ngoài gặp xương sườn X ở đường nách giữa 10cm rồi chếch lên trên, vào trong nằm giữa đốt sống lưng XII và TLI.

– Vì vậy chọc dịch màng phổi thường chọc vào khoang liên sườn VIII-IX trên đường nách sau.

HÌNH ẢNH. ĐỐI CHIẾU MÀNG PHỔI LÊN LỒNG NGỰC
HÌNH ẢNH. ĐỐI CHIẾU MÀNG PHỔI LÊN LỒNG NGỰC

MỤC ĐÍCH

Chọc dịch màng phổi là thủ thuật đưa kim vào khoang màng phổi nhằm

– Chẩn đoán bệnh: dựa vào màu sắc và kết quả xét nghiệm (về tế bào, sinh hóa và vi khuẩn học)

– Điều trị: hút dịch cho người bệnh đỡ khó thở, bơm rửa màng phổi, bơm thuốc vào khoang màng phổi để điều trị tại chỗ, bơm hơi vào khoang màng phổi để điều trị.

VỊ TRÍ CHỌC

– Chọc hút dịch thường ở khoang liên sườn 8 – 9 (bờ trên xương sườn dưới đường nách sau)

– Chọc hút khí thường ở khoang liên sườn 1 – 2 đường giữa xương đòn.

THEO DÕI, CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG VÀ SAU KHI CHỌC

Trong khi chọc

– Dặn người bệnh cố gắng nhịn ho và không cử động mạnh trong khi chọc dịch

– Thường xuyên theo dõi sắc mặt, trạng thái tinh thần của người bệnh

– Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở

Sau khi chọc

– Cho người bệnh nằm tư thế Fowler, nằm nghiêng về bên lành

– Dặn người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại và vận động vài giờ sau khi chọc

– Theo dõi sát tình trạng người bệnh nếu thấy người bệnh khó thở hoặc có những diễn biến bất thường như ho nhiều, đau ngực, tím tái, mạch nhanh huyết áp hạ, thân nhiệt tăng hoặc giảm—>báo bác sĩ

– Nếu dẫn lưu kín: Bình chứa dịch phải to hơn khoang màng phổi và bình phải là áp lực âm tính để tránh không khí tràn vào màng phổi.

TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Ngất:

Do người bệnh quá sợ hãi, do sự thay đổi áp lực đột ngột của màng phổi

– Biểu hiện: tím tái ngừng thở

– Xử trí chăm sóc:

+ Làm thông đường hô hấp

+ Cho người bệnh nằm đầu thấp

+ Hô hấp nhân tạo (nếu cần)

Tràn khí màng phổi:

Do không đảm bảo kín nên khí từ bên ngoài lọt vào khoang màng phổi hoặc do đâm kim tổn thương lá tạng vào nhu mô phổi làm rách nhu mô phổi.

– Biểu hiện ho rũ rượi, khó thở mạch nhanh, tím tái, gõ trong

– Xử trí và chăm sóc:

+ Cho người bệnh ngồi dậy, động viên an ủi người bệnh, mời bác sĩ ngay

+ Nếu cần: hút khí ra, cho thở oxy

Phù phổi cấp:

Do hút quá nhiều và quá nhanh dịch trong khoang màng phổi (lượng dịch hút ra trên 100ml) gây nên sự thay đổi áp lực đột ngột trong khoang màng phổi ( thoát ra huyết tương và máu trong lòng phế nang)

– Biểu hiện tím tái, khó thở, ho hoặc khạc ra bọt màu hồng, mạch nhanh, huyết áp hạ.

– Xử trí – chăm sóc.

+ Nhanh chóng chuyển người bệnh ra phòng cấp cứu

+ Cho người bệnh ngồi dậy hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi giúp người bệnh dễ thở.

+ Động viên an ủi người bệnh

+ Chuẩn bị phương tiện và thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật

+ Thực hiện các bước cấp cứu ban đầu: hút đờm dãi, làm thông đường hô hấp cho thở oxy, garo chi.

+ Mời bác sĩ

Mủ màng phổi:

Do dụng cụ không vô khuẩn hoặc do không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn khi làm thủ thuật.

– Biểu hiện: sốt cao, khó thở, mạch nhanh, gõ vùng phổi đục

– Xử trí: giúp người bệnh dễ thở, chườm mát, báo bác sĩ, thực hiện y lệnh

Tổn thương tế bào phổi:

Do đâm kim to, quá sâu vào nhu mô phổi

– Biểu hiện: ho, khạc đờm, máu

– Xử trí: Động viện, an ủi, báo bác sĩ, thực hiện y lệnh.

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Quy trình chọc hút dịch màng phổi

Quy trình chọc hút dịch màng bụng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút dịch dạ dày

Tổng hợp một số chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*