Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò màng bụng

Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò màng bụng, mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

Contents

SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU

  • Phúc mạc hay màng bụng là 1 lá thanh mạc che phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc tất cả cá tạng thuộc hệ tiêu hóa (kể cả bó mạch thần kinh của tạng đó) và che phủ ở phía trước hay ở phía trên các tạng thuộc hệ tiết niệu và sinh dục.
  • Phúc mạc có 2 lá và nhiều nếp:

– Lá thành: che phủ thành ổ bụng

– Lá tạng: bao bọc các tạng

– Các nếp phúc mạc: bao phủ các cuống mạch thần kinh và chia thành 3 loại:

+ Mạc treo: treo các tạng thuộc ống tiêu hóa vào thành bụng, các bó mạch thần kinh. Động mạch chạy từ động mạch chủ tới các tạng, có phúc mạc bao phủ xung quanh nên mạc treo được coi như các màng mang các huyết quản và thần kinh vào tạng (mạc treo ruột)

+ Mạc chằng: buộc vào thành bụng các tạng không thuộc ống tiêu hóa, mạc chằng có ít động mạch và thần kinh hơn mạc treo (mạc chằng liềm, mạc chằng vành)

+ Mạc nối: nối tạng nọ với tạng kia trong đó cũng có bó mạch, thần kinh ( mạc nối lớn, mạc nối nhỏ)

MỤC ĐÍCH CỦA CHỌC HÚT DỊCH MÀNG BỤNG

– Bình thường khoang màng bụng có dịch làm trơn phúc mạc, được tiết ra và hấp thụ vào hệ thống bạch huyết. Trong quá trình mắc bệnh thì lượng dịch này tăng lên trong khoang gọi là dịch cổ chướng.

  • Chọc hút dịch màng bụng là thủ thuật đâm kim vào khoang màng bụng để hút dịch nhằm mục đích:

– Chẩn đoán:

+ Chẩn đoán chính xác định cổ chướng trong trường hợp dấu hiệu lâm sàng không rõ

+ Chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch trong ổ bụng dựa vào tính chất màu sắc của dịch và kết quả xét nghiệm

– Điều trị:

+ Chọc tháo dịch màng bụng trong trường hợp tràn dịch nhiều (cổ chướng rõ, bụng quá căng gây chèn ép), giúp người bệnh dễ thở và việc thăm khám bụng được dễ dàng.

+ Bơm thuốc vào khoang màng bụng trong một số trường hợp cần điều trị tại chỗ.

VỊ TRÍ CHỌC

– Vạch một đường nối từ rốn tới gai chậu trước trên , chia đường này thành 3 phần, sát khuẩn kỹ điểm 1/3 ngoài, thường chọc ở bên trái, ít chọc bên phải để tránh chọc vào manh tràng. Đôi khi chọc bên phải theo chỉ định của bác sĩ (khi lách to)

Chọc hút dịch màng bụng

THEO DÕI, CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG VÀ SAU KHI CHỌC

Trong khi chọc

– Thường xuyên theo dõi sắc mặt, mạch, huyết áp của người bệnh trong suốt thời gian chọc.

– Báo bác sỹ nếu dịch bất thường

– Chọc bằng kim Troca phải theo dõi các triệu chứng xuất huyết trong ổ bụng

Sau khi chọc

– Ủ ấm cho người bệnh

– Thực hiện thuốc theo y lệnh

– Theo dõi:

+ Sắc mặt, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

+ Số lượng, tính chất, màu sắc dịch chảy ra

+ Dấu hiệu đau bụng hoặc chướng bụng

+ Ngất

+ Tình trạng nhiễm khuẩn

TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Ngất:

– Do người bệnh sợ hãi

– Xử trí:

+ Đặt người bệnh nằm đầu thấp

+ Ép tim, thổi ngạt

+ Tiêm thuốc trợ tim

Quai ruột bịt kín đầu kim

– Xử trí: nhẹ nhàng lắc đầu kim tránh làm thủng ruột

Chọc vào ruột (ít gặp)

– Xử trí: rút kim ngay

Xuất huyết ổ bụng: do dịch chảy quá nhanh, quá nhiều, gây giảm áp lực ổ bụng đột ngột

– Biểu hiện: mạch nhanh, huyết áp tụt, mặt tái, choáng váng

– Đề phòng: dịch dẫn lưu cho chảy chậm, thông thường lượng dịch dẫn lưu chảy ra không quá 1500ml

Nhiễm khuẩn thứ phát sau chọc (viêm phúc mạc)

– Theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp

– Trạng thái đau bụng, chướng bụng

– Nếu dịch còn rỉ ra theo vết chọc dùng móc bấm Michel kẹp lại

Xem thêm:

Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chọc dò mang phổi

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hút dịch dạ dày

Quy trình chọc hút dịch màng phổi

Quy trình chọc hút dịch màng bụng

Tổng hợp một số chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*