Kỹ thuật thông tiểu nữ

Kỹ thuật thông tiểu ở nữ giới là kỹ thuật sử dụng ống thông tiểu đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Ống thông tiểu nữ có thể được đặt tạm thời để giải quyết tình trạng bí tiểu cấp hoặc lưu lại trong một khoảng thời gian

Contents

Nhận định chung

Thông tiểu là dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài nhằm mục đích:

Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.

Đo lường khối lượng và tính chất của nước tiểu lưu trú trong bàng quang.

Lấy mẫu nưóc tiểu để xét nghiệm.

Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như: phẫu thuật vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu.

Theo dõi lượng nưốc tiểu ở người bệnh bị sốc, ngộ độc, bỏng nặng.

Lý thuyết liên quan

Chỉ định

Người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả.

Trước khi mổ (mổ sỏi hệ tiết niệu, mổ đẻ v.v…).

Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý của bàng quang và hệ tiết niệu.

Bơm thuốc vào điều trị các bệnh lý bàng quang, hệ tiết niệu,, hoặc để chụp bàng quang ngược dòng…

Chống chỉ định

Trong những trường hợp: dập rách niệu đạo.

Các đặc tính bình thường của nước tiểu

Đặc tính chung của nước tiểu bao gồm: số lượng, màu sắc, tính chất (độ trong), mùi vị.

Thể tích:

Ở người lớn xấp xỉ 250 – 400ml. Lượng nước tiểu thải ra có thể rất khác nhau. Phụ thuộc vào lượng dịch đưa vào và dịch mất đi của cơ thể. Một catheterized có thể dẫn lưu tối thiểu 30ml nước tiểu mỗi giờ. Nếu ít hơn 30ml nước tiểu thì có thể khẳng định lượng máu đến thận không đầy đủ.

Màu sắc:

Màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng nhạt đến vàng đậm sang vàng nâu đậm (màu hổ phách). Màu sắc nước tiểu thay đổi theo tình trạng hydrat hoá của cơ thể (lượng dịch vào), thuốc, sự hành kinh ở phụ nữ…

Tính chất:

Nước tiểu bình thường là trong. Nước tiểu mới bài xuất ra thường sạch, không có cặn lắng, nước tiểu dẫn lưu qua ống thông thường trong không có cặn lắng nhưng thỉnh thoảng có một vài mảnh vụn niêm mạc.

Mùi:

Mùi nưóc tiểu mới bài xuất thường được mô tả điển hình như mùi thơm. Nhìn chung nước tiểu loãng thì có mùi nhẹ, đặc thì mùi nặng hơn. Thuốc, thức ăn có thể thay đổi mùi của nước tiểu. Mùi nưốc tiểu nặng, khó chịu thường gặp trong tình trạng nhiễm trùng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bài niệu bình thường

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự bài niệu bình thường như: lượng dịch đưa vào, lượng dịch mất đi, chế độ ăn, tư thế cơ thế và những yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng đến đặc tính của nước tiểu.

Những yếu tố thuận lợi cho sự rối loạn bài tiết nưóc tiểu bình thường của cơ thể như: sự tắc nghẽn dòng nước tiểu, nhiễm trùng hệ tiết niệu, hạ huyết áp, tổn thương thần kinh, nhược cơ, phẫu thuật.

Hướng dẫn người bệnh nhận biết những thay đổi bất thường về đặc tính của nước tiểu như

Có nhiều mảnh niêm mạc và chất cặn lắng trong nưóc tiểu.

Có máu trong nước tiểu.

Thay đổi màu sắc hoặc mùi.

Hướng dẫn người bệnh biêt cách theo dõi những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng như

Nhiệt độ cao, ớn lạnh, rét run.

Thay đổi đặc tính của nưốc tiểu.

Đau trên xương mu.

Đau nhiều khi tiểu tiện.

Đau cấp.

Tiểu ít, tiểu dầm.

Gia tăng co cứng, liệt trong tổn thương tủy sống.

Tăng độ PH trong nưốc tiểu.

Buồn nôn/ nôn mửa.

Đau lưng ở đoạn thấp và đau hông.

Ngoài ra, kỹ năng này còn liên quan đến

Đo lượng dịch vào và ra.

Các loại thông tiểu.

Hồ sơ bệnh án.

Kỹ thuật rửa tay.

Kỹ năng giao tiếp với người bệnh.

Các bước thực hành

Chuẩn bị người bệnh

Xem hồ sơ bệnh án:

Đảm bảo lựa chọn đúng loại, kích cỡ thõng, thời gian, đúng người bệnh

Kiểm tra:

Y lệnh của bác sĩ về kỹ thuật thông tiểu (thông tiểu một lần hay lưu thông dài ngày).

Kiểm tra đúng người bệnh, đúng giường.

Thông báo cho người bệnh kỹ thuật sắp làm.

Giải thích tiến trình sẽ thực hiện: Nội dung và mục đích.

Các dấu chứng khó chịu.

Hướng dẫn người bệnh cách tham gia vào quá trình đặt ống thông và chăm sóc.

Tiến hành thuận lợi và an toàn.

Người bệnh yên tâm thoải mái

Chuẩn bị nhân viên y tế

Chuẩn bị dụng cụ:

Dụng cụ thông tiểu.

Dung cụ hỗ trợ: .

Rửa tay, đội mũ, mang khẩu trang, đi găng.

Hộp dụng cụ thông tiểu đã tiệt khuẩn gốm có:

Săng có lỗ, gạc, bông, kelly, kẹp phẫu tích, ống thông foley hoặc thông nelaton, gạc có vaselin + Hai cốc nhỏ đựng dung dịch sát khuẩn (Betadin & nước muổi sinh lý).

Hạn chế nhiễm khuẩn cho người bệnh.

Đảm bảo quá trình thủ thuật vô khuẩn.

Rửa tay đảm bảo sạch.

Với loại ống thông cỡ thích hợp; lưu dài ngày dùng ống thông Foley.

Quy trình kỹ thuật

Dụng cụ vô khuẩn

Bơm tiêm vô khuẩn (nếu dùng ống thông Foley).

Ống nghiệm, giá ống nghiệm, giấy xét nghiệm.

Khay qủa đậu, găng tay vô khuẩn, túi dẫn lưu nước tiểu vô khuẩn, băng dính, kéo.

Vải che phủ người bệnh.

Tấm nilon.

Bô đựng nước tiểu.

Đèn chiếu.

Che bình phong, chuẩn bi người bệnh

Chuẩn bị tư thế cho người bệnh.

Trải nilon dưới mông người bệnh.

Phủ vải đắp, giúp người bệnh cởi quần ra, quấn vải đắp vào đùi và chân.

Nữ chân chống bẹt ra.

Nam hai chân dang rộng.

Tránh làm ẩm ướt vùng mông.

Lỗ tiểu bộc lộ ra.

Tiến hành thông tiểu

Rửa tay ngoại khoa, lau khô, đi găng.

Mở bộ dụng cụ vô khuẩn.

Rửa sạch âm hộ bằng nước muối sinh lý.

Thay găng vô khuẩn.

Trài săng có lỗ.

Đặt khay quả đậu.

Bôi trơn ống.

Xác định lỗ niệu đạo.

Đặt ống thông tiểu vào niệu đạo.

Đưa ống thông vào (4-5 cm cho nữ; 16 – 20 cm cho nam).

Cho đuôi ống vào khay quà đậu cho đến khi nước tiểu chày ra.

(trẻ em thường đưa ống thông vào khoảng 2,5cm)

Khi nước tiểu ra hết bẻ gập ống rút ra cho váo khay quả đậu, nếu không lưu ống (sond Nelaton).

Gắn thông Foley vào dây nối với bịch nilon đựng nước tiểu nếu dẫn lưu liên tuc..

Cách đặt ống thông Foley cũng giống như đặt thông Nelaton.

Bơm cớp để cố định.

Sát khuẩn lại vùng sinh dục.

Tháo bỏ săng lỗ.

Cố định ống thông.

Cho người bệnh mặc quần và nằm lại tư thế thoải mái.

Thu dọn dụng cụ

Dụng cụ đã dùng đem đi đánh rửa sạch và gửi hấp để tiệt khuẩn.

Dụng cụ khác sắp xếp vào nơi quy định.

Ghi hồ sơ bệnh án

Ngày giờ ống thông tiểu.

Số lượng, màu sắc, các xét nghiệm.

Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi thông tiểu.

Tên người làm thủ thuật.

Xem thêm:

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NAM

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare