KHÍ HƯ KHI MANG THAI – CÁCH XỬ TRÍ

Ra khí hư khi mang thai có làm sao không? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi lần đầu mang thai, còn ngỡ ngàng với các dấu hiệu của thai kỳ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khí hư khi mang thai

1. Khí hư là gì?
Khí hư là một cách gọi dân gian, còn được gọi là huyết trắng, chỉ chất dịch tiết ra từ âm đạo của nữ giới từ tuổi dậy thì. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Bình thường, khí hư xuất hiện rải rác trong chu kỳ kinh nguyệt như vào những ngày cận kinh nguyệt. Khi quan hệ tình dục, khí hư sẽ được tiết ra nhiều hơn để làm nhiệm vụ bôi trơn.
Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Thông thường, khí hư có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Lượng khí hư tiết ra và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Khí hư không chỉ giữ ẩm cho âm đạo, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh

Khí hư xuất hiện trong quá trình mẹ mang thai được coi là bình thường nếu nó có các đặc điểm sau

Khí hư là dịch nhầy giống như nước mũi trong hoặc trắng đục, gần giống như bột nhão.
Lượng dịch nhầy tiết ra không nhiều, có thể ra hàng ngày nhưng mỗi ngày chỉ một ít.
Lượng và tình trạng, tính chất của khí hư (nhiều hay ít, trắng trong hay trắng đục) sẽ phụ thuộc vào tác động từ hoóc môn của cơ thể người mẹ.
Tuy nhiên khí hư trắng nếu có xuất hiện trong quá trình mang bầu thì không nên có mùi và màu bất bình thường.

Trong hình ảnh có thể có: giày

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

2. Nguyên nhân ra nhiều khí hư khi mang thai
Do thay đổi hormone khi mang thai.
Những tuần cuối thai kỳ, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này có thể cảnh báo mẹ sắp đến chuyển dạ.

3. Tình trạng khí hư như thế nào mẹ bầu cần đi khám phụ khoa?
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Trong đó, dấu hiệu ra nhiều khí hư là một thay đổi rất bình thường khi mẹ có bầu. Tuy vậy, nếu huyết trắng xuất hiện khi mang thai thì mẹ bầu không nên bỏ qua, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nhận biết xem khí hư có các hiện tượng đi kèm như sau không:

Nếu khí hư có mùi hôi và màu sắc khác thường, vùng kín bị đau rát, sưng đỏ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm.
Vào những tuần cuối thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể là tín hiệu bạn sẽ chuyển dạ hoặc do viêm cổ tử cung.
Khí hư có mùi chua, sủi bọt; có màu khác lạ như vàng, xanh… thì có thể bạn viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa hay sưng đỏ.

4. Mẹ bầu cần làm gì khi ra nhiều khí hư
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ kèm theo là thay quần lót 2 lần trong 1 ngày. Hạn chế mặc những quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể
Bạn cũng nên tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức: hành vi này sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Điều này cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng và gây ảnh hưởng không tốt đến việc sinh đẻ sau này.
Khi tắm hoặc sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo.
Không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức khi vệ sinh vùng kín. Hãy sử dụng loại dung dịch an toàn để vệ sinh vùng kín (tốt nhất bạn nên tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ trước về vấn đề này).
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ là người duy nhất quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.
BSCK II Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xem thêm:

Phù chân khi mang thai nguyên nhân và cách xử lý

Các phương pháp hạn chế rạn da khi mang thai

Bà bầu bị đau xương mu – nguyên nhân và cách xử lý

Vì sao giai đoạn giữa của thai kỳ người mẹ thường bị đau mỏi lưng – cần làm gì để giảm bớt

Khắc phục hiện tượng khó thở tim đập nhanh khi mang thai

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*