Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân tiểu đường

I. ĐẠI CƯƠNG

– Insulin là một hormon được tiết ra liên tục 24h bởi tế bào bêta tuyến tụy, được tiết nhiều nhất vào sau bữa ăn.
– Insulin là một Protein nên bị phá hủy ở đường tiêu hóa, do vậy insulin không được sử dụng bằng đường uống
– Tác dụng chính của Insulin là thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua màng tế bào.
– Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Insulin với thời gian tác dụng khác nhau: Nhanh, thường, trung bình, kéo dài.
– Liều lượng và đường dùng do bác sỹ điều trị quyết định
II. CHỈ ĐỊNH
– Đái tháo đường typ 1, đái tháo đường thứ phát
– Đái tháo đường typ 2 khi:
+ ĐH lúc đói > 15 mmol hoặc có Ceton niệu (+), ceton máu tăng
+ Chấn thương, stress, nhiễm trùng, phẫu thuật, dùng corticoid
+ Suy gan, suy thận.
+ Dùng thuốc uống không kiểm soát được đường máu
– Đái tháo đường có thai không kiểm soát được bằng chế độ ăn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Dị ứng, mẫn cảm với Insulin

Các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân tiểu đường khi dùng insulin ...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 nhân viên y tế hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn tiêm Insulin
2.Phương tiện
+ Xylanh 1ml hoặc bút tiêm Insulin
+ Insulin
+ Bông cồn
3.Cách lấy Insulin
3.1. Cách lấy Insulin không trộn: (Gồm 10 bƣớc)
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng
Bước 2: Trộn đều Insulin bằng cách lăn tròn lọ thuốc trong lòng bàn tay hoặc lắc nhẹ.
Bước 3: Bật nắp nhựa bảo vệ phía trên nắp lọ bằng cao su
Bước 4: Vệ sinh trên nút lọ (Phía phần nút cao su) bằng cồn
Bước 5: Tháo bỏ nắp bảo vệ trên kim tiêm insulin; hút vào bơm tiêm một lượng khí đúng bằng lượng Insulin cần lấy.
Bước 6: Đâm kim qua nút cao su theo chiều thẳng đứng; đẩy lượng khí vào lọ Insulin.
Bước 7: Lộn ngược lọ thuốc; một tay giữ lọ Insulin; tay kia kéo nhẹ Piston.
Lúc này Insulin sẽ được kéo vào bơm tiêm; lấy đủ lượng insulin là X đơn vị. 218
Bước 8: Kiểm tra insulin trong lọ xem có không khí không? Nếu có, nhẹ nhàng đẩy piston đưa một phần insulin trở lại lọ; sau đó nhẹ nhàng kéo piston ra, lượng Insulin lại được lấy bù vào đủ.
Bước 9: Rút kim ra khỏi lọ; kiểm tra xem đã đủ liều insulin chưa?
Bước 10: Đậy nắp kim, chuẩn bị tiêm.
3.2. Cách lấy Insulin có trộn
– Nguyên tắc trộn insulin:
Nguyên tắc 1: Hai loại Insulin phải do cùng một hãng sản xuất.
Nguyên tắc 2: Insulin nhanh lấy trước, bán chậm hoặc chậm lấy sau
Nguyên tắc 3: Không nên trộn Insulin người và động vật với nhau.
Nguyên tắc 4: Nồng độ của 2 loại insulin phải giống nhau
– Năm bước trộn insulin:
Bước 1: Sát trùng cả hai lọ bằng cồn
Bước 2: Chọc kim với Y đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng dài hơn; bơm khí vào nhưng không lấy Insulin vào bơm tiêm; rút kim ra khỏi lọ.
Bước 3: Chọc kim với X đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng nhanh; bơm khí vào lọ; đảo ngược lọ và lấy đủ X đơn vị Insulin vào bơm tiêm; bảo đảm không có không khí trong bơm tiêm.
Bước 4: Trộn insulin nhẹ nhàng ở lọ có tác dụng bán chậm cho đến khi chắc chắn insulin trong lọ đã được trộn đều. Bước 5: Đảo ngược lọ; nhẹ nhàng kéo piston và lấy đủ Y đơn vị insulin ở lọ insulin có tác dụng bán chậm hoặc chậm; không để insulin tràn vào lọ; lượng insulin lúc này là: T= X+Y
V. CÁC BưỚC TIẾN HÀNH
1.Tư thế người bệnh
Nằm hoặc ngồi
2. Kỹ thuật tiêm
2.1. Đường vào
– Tiêm tĩnh mạch hoặc pha truyền tĩnh mạch:
Chỉ được sử dụng trong bệnh viện và được thực hiện bởi nhân viên y tế Chỉ được dùng cho insulin regular
– Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: Tiêm bắp giúp insulin được hấp thu và có tác dụng nhanh hơn nhưng không phải là đường dùng phổ biến mà thường dùng đường dưới da.
2.2. Chọn vị trí tiêm: Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau:
– Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất
– Vùng mặt ngoài cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng
– Vùng mông và mặt ngoài đùi
2.3. Các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm
Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để Insulin được hấp thu tốt. 219
Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển.
Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải
tiêm vào các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác.
2.4. Các bước tiến hành tiêm Insulin
Bước 1: Chọn vị trí tiêm và sát trùng nơi tiêm bằng bông cồn 70o C.
Bước 2: Làm căng bề mặt da vùng sát trùng; đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90o ).
Bước 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể
Bước 4: Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát lại nơi đã tiêm.
Người ta còn một cách tiêm khác, đó là phương pháp kéo da. Trong phương pháp này, sau khi sát trùng, dùng một tay kéo nhẹ vùng da, nhanh chóng đẩy kim tiêm một góc từ 45 o – 90 o so với mặt da.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Hạ đường huyết: Tùy mức độ hạ đường huyết cho người bệnh ăn hoặc uống một lượng khoảng 15 g carbonhydrat hoặc truyền glucose ưu trương tĩnh mạch.
Nhiễm trùng nơi tiêm: Kháng sinh
Loạn dưỡng mỡ dưới da tại điểm tiêm: Hoặc lớp mỡ dưới da bị teo lại hoặc tại nơi tiêm tạo thành cục. Để phòng tránh cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin đã được nói ở trên.Lọ insulin đang dùng không nên để trong tủ lạnh.

Xem thêm:

Kỹ thuật cắt móng chân cho người bệnh đái tháo đường

Kỹ thuật điều trị vết loét bằng máy hút áp lực âm trên người bệnh đái tháo đường

Kỹ thuật cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét khu trú ở ngón chân trên bệnh nhân đái tháo đường

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÀN CHÂN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN SINH Ở TUẦN THỨ BAO NHIÊU?

BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và bé?

Trị bệnh Tiểu Đường bằng chế độ ăn và luyện tập

Cách phòng tránh tiểu đường thai kì

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*