Giải pháp cho bé không bú trực tiếp mẹ trong 6 tuần đầu

Không nên cho bé ti bình trước 6 tuần đầu sau sinh, Vậy thì trong 6 tuần đầu sau sinh, lỡ có nguyên nhân gì đó mà mẹ chưa thể tập cho bé ti mẹ trực tiếp, ví dụ:

  • Ti mẹ quá to: ti to 1 số bé vẫn bú được, 1 số bé cần thêm 1-2 tuần để làm quen ti to của mẹ, 1 số bé thêm 1-2 tuần để miệng bé lớn hơn 1 tí thì mới ngậm được,
  • Hay mẹ bị nứt đầu ti khiến mẹ quá đau (nứt đầu ti bé vẫn ti mẹ được trừ khi mẹ quá đau)
  • Mẹ và bé bị cách ly …

Có rất nhiều lý do khiến mẹ tạm thời không cho ti trực tiếp được. Để cho bé không bị rối loạn khớp ngậm, mẹ có thể tạm thời cho con uống sữa mẹ vắt ra bằng các cách sau đây:

Contents

UỐNG SỮA BẰNG CỐC

Dụng cụ:

1 cái tách nhỏ có vành cốc trơn láng, không bén, an toàn cho bé.

Trên thị trường có loại cốc thế này là dễ cho bé uống, tuy nhiên ba mẹ có thể tìm thấy các loại cốc khác trong nhà có sẵn.

Mẹ cũng có thể dùng 1 số cốc dùng cho bé uống thuốc được bán kèm trong các lọ si rô của bé. Cốc có vành tròn vẫn tốt.

Chuẩn bị:

– Sữa sẽ được hâm ấm sẵn, cho vào cốc.

– Bé tỉnh và CÓ DẤU HIỆU ĐÒI ĂN

– Mẹ có thể Quấn hay không quấn bé lại, tùy mẹ. Nhưng nếu quấn bé lại sẽ tránh bé quơ tay làm đổ cốc sữa

– Dựng bé ngồi thoải mái trong lòng ba/mẹ

Kỹ thuật:

– Bé phải tỉnh táo

– Đặt vành cốc chạm vào nướu hàm dưới của bé

– Nghiêng cốc cho đến khi sữa chạm vành cốc

– Không nôn nóng, KHÔNG RÓT SỮA vào miệng bé (vì rót vào là dễ làm bé bị sặc)

– Bé sẽ nhanh chóng học được cách hớp sữa từ cốc

– Nếu bé dừng thì lấy cốc ra (bé có thể nghỉ giữa chừng rồi uống tiếp, mẹ cứ quan sát dấu hiệu đòi bú)

Nhận xét: Phương pháp này dễ áp dụng. ai cho bé ăn sữa cũng được, mẹ hay ba, hay ông bà…. Tuy dễ làm cho mẹ nôn nóng, trút sữa vào miệng con (không đúng nha mẹ), nhưng điều này vẫn khắc phục được, quan trọng là mẹ có thể cho con uống sữa mà không cần ti bình. 1 cữ bú của bé mất thời gian lâu tương đương với bú mẹ, nên mẹ cần bình tĩnh, kiên nhẫn nha.

Chú ý nữa là phương pháp này dễ vấy bẩn, nên mẹ phại lót khăn dưới cằm và ngực con nha!

UỐNG SỮA BẰNG NGÓN TAY:

Dụng cụ:

– Ngón tay mẹ đã rửa sạch và nên cắt móng tay ngắn

– Xy lanh 1 ml hoặc Bộ câu sữa

Kỹ thuật:

  • Rửa sạch tay. Ngón tay càng to càng tốt, nhưng không to quá gây khó khăn cho bé.
  • Bé và mẹ trong tư thế thoải mái, bất kỳ tư thế nào khiến ngón tay mẹ có thể được giữ yên và phẳng. Mẹ có thể dùng 1 tay đỡ đầu, vai, cổ bé. Bé có thể ở trong lòng mẹ, tư thế nửa nằm nửa ngồi, mặt đối diện với mẹ, hay có chỗ nằm riêng thế này.

– Kích thích vào môi trên của bé để bé há miệng to, đưa ngon tay vào miệng bé, với mặt mu hướng xuống dưới chân bé. Ngón tay mẹ sẽ đi vào trong miệng bé nhẹ nhàng lướt trên vòm họng trên của con, mẹ sẽ cảm nhận được vị trí A (đang cứng chắc chuyển qua mềm hơn) – đây là vị trí giao điểm của khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, dừng lại! Nếu bé bú mẹ trực tiếp thì đầu ti sẽ áp 1 lực trực tiếp lên khẩu cái cứng (B), kích thích bé nút. Ngón tay của mẹ sẽ được bé nút vào sâu đúng vị trí, bé sẽ không bị ọe dù ngón tay có đưa vào sâu, trừ khi bé không đói hay bé đã quen bú bình (có lẽ bé mẹ sẽ dùng cốc cho bé thì hợp lý hơn)

A – đây là vị trí giao điểm của khẩu cái cứng

B – và khẩu cái mềm

C- Nếu bé buồn ngủ, mà đã tới giờ cần phải cho bú, mẹ hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay vào miệng bé, nếu môi dưới của bé bị thụt vào trong thì mẹ nhẹ nhàng ấn cằm bé xuống, giúp môi dưới trề ra. Thông thường bé vẫn có thể nút dù là đang buồn ngủ lắm, và bé sẽ tỉnh dậy khi có sữa chảy vào miệng.- Mẹ dùng xy lanh bơm từ từ vào mép miệng của bé, không bơm quá nhanh, để bé kịp nuốt sữa. Khi thấy bé ngừng nút thì mẹ cũng ngừng bơm sữa.

– Nếu mẹ dùng bộ câu sữa, mẹ sẽ đưa sợi dây dẫn sữa vào cùng lúc với ngón tay.

Nhận xét: 

– Dùng xy lanh khó hơn dùng bộ câu sữa, vì dùng xy lanh thì phải có người hỗ trợ mẹ.- Dùng bộ câu sữa cũng không phải thực sự dễ dàng. Một số bé rất nhạy cảm, khi mẹ đưa sợi dây dẫn sữa vào miệng bé, thì bé phát hiện ngay và không hợp tác.- Phương pháp này sẽ giống với cơ chế bú mẹ vì lưỡi bé sẽ thè ra nằm phủ trên nướu hàm dưới của bé- Đối với 1 số bé không chịu nút vú mẹ, mẹ cũng có thể cho bé dùng phương pháp này: cho bé nút ngón tay mẹ 1-2 phút, sau đó chuyển qua cho ti mẹ

BỘ CÂU SỮA (ti mẹ trực tiếp)

Bộ dụng cụ này dùng cho các mẹ đang ít sữa, nếu con bú mẹ mà sữa không xuống kịp thì con quấy. Khi dùng bộ câu sữa, bé vừa nút mẹ, vừa có sữa vào miệng, be 1kho6ng quấy, mà mẹ cũng được kích sữa.

Dụng cụ: bộ câu sữa

Chuẩn b

Hâm ấm sữa, cho sữa vào bình chứa.- Lắp đặt bộ câu sữa theo hướng dẫn- Dây dẫn sữa sẽ nằm dọc theo núm ti mẹ (mẹ xem clip cho rõ nha)

Kỹ thuật:

– Mẹ có thể dùng bộ câu sữa phối hợp với bú mẹ hay phối hợp với phương pháp cho bú bằng ngón tay

– Cho bé đúng khớp ngậm và bú mẹ trực tiếp như bình thường

– Điều khiển tốc độ sữa vào miệng bé:

* Nâng cao bình chứa sữa sẽ giúp sữa chảy dễ hơn, lực nút đòi hỏi ở bé cũng ít hơn

* Hạ bình chứa sữa làm sữa chảy chậm hơn, bé cũng phải nút mạnh hơn.

– Mẹ nên kẹp dây dẫn sữa, khuyến khích bé nút sữa từ bầu ngực mẹ càng nhiều càng tốt, khi nào thực sự cần sữa trong bình mớ mở kẹp ra.

BS Lê Ngọc Anh Thy – Chuyên gia sữa mẹ quốc tế

ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào ảnh để xem chi tiết
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare