CHO BÉ TẬP NGỒI BÔ KHI NÀO?

Khi có em bé, bạn sẽ thấy mình ngập trong tã bỉm của trẻ. Bỉm được để trong túi của bạn, xếp gần cũi, được lưu trữ dưới giường. Thậm chí có thể có một vài chiếc trong ngăn để đồ của ô tô.
Tã bỉm dần trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, ngày này qua ngày khác và thật khó để tưởng tượng đến một ngày bạn không cần chúng nữa. Có vẻ như ngày mà con bạn có thể tự bước vào phòng tắm, đi tiểu hoặc ị, tự rửa tay và đi ra ngoài là cả một chặng đường dài.

Contents

Tuy nhiên, ngày đó đang đến. Bạn cần dạy cho con cách ngồi bô. Bạn có thể sẵn sàng để bắt đầu điều đó nhưng liệu con bạn thì sao?

Khi nào bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô?

Cũng giống như lúc biết nói, biết đi hay biết ngủ liền một mạch đến sáng, thời điểm để tập ngồi bô của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Không có độ tuổi chính xác nào để bắt đầu. Làm thế nào để biết được nếu con bạn đã sẵn sàng cho điều này? Có thể khi đó đứa trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm theo nhiều cách khác nhau như đặt câu hỏi về nhà vệ sinh, ghế bô và đồ lót.

Việc con bạn có sẵn sàng hay không là dựa trên thể chất và tinh thần của trẻ. Nhiều đứa trẻ tỏ ra thích thú quan tâm đến điều này khi 2 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác không quan tâm đến việc tập ngồi bô đến khi được 2 tuổi rưỡi hay 3 tuổi. Mặc dù luôn có ngoại lệ, nhưng các bé gái thường thể hiện sự quan tâm sớm hơn các bé trai và nhanh chóng hiểu được điều đó.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và em bé

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Bạn không cần phải vội đưa bô ra để tập cho trẻ tự đi vệ sinh. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi trước:

Liệu trẻ có thể tự ngồi trên một cái bô và đứng dậy mà không cần sự giúp đỡ của bạn không? Trẻ có thể tự làm theo hướng dẫn của bạn không? Trẻ biết gọi khi có nhu cầu đi vệ sinh chưa? Trẻ có thể tự kéo tã, kéo quần mà không cần bạn giúp đỡ không? Liệu trẻ có thể kiểm soát bàng quang và cơ ruột và giữ cho tã khô ít nhất 2 giờ chưa?
Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi đó, con bạn đã sẵn sàng để tập ngồi bô. Với một số đứa trẻ việc tập cho trẻ tự ngồi bô rất dễ dàng nhưng với nhiều đứa trẻ khác lại cần có thời gian, sự tập trung và rất nhiều kiên nhẫn. Những tình huống như có thêm em bé nữa, đi du lịch hoặc di chuyển đi lại nhiều có thể khiến gây xáo trộn việc luyện tập thói quen này.
Nếu bạn đã trả lời không cho những câu hỏi đó, tốt nhất là nên chờ đợi thêm. Nếu bạn bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô trước khi con bạn sẵn sàng, việc này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn cần thiết. Và nhất là với một đứa trẻ mới biết đi bạn biết chúng bướng bỉnh như thế nào mà.

Điều gì có thể giúp bạn tập thói quen này cho trẻ?

Hãy biến việc tập ngồi bô là một hành động vui vẻ tích cực. Khi bạn đi vệ sinh, hãy tận dụng chúng như một cơ hội để nói và thông báo với trẻ. Sử dụng những từ mà đứa trẻ có thể nói với bạn, như đi tiểu, ị và bô.

Khi có bắt đầu cho trẻ tập ngồi trên bô, hãy để bô trong phòng tắm để nó trở nên quen thuộc, biến chiếc bô trở thành một nơi thú vị mà con bạn muốn ngồi khi chúng đang mặc bỉm hay không mặc. Cho trẻ ngồi bô trong khi kể chuyện hoặc đưa ra một món đồ chơi cho trẻ.

Ngoài ra bạn cũng cần nắm bắt những tín hiệu từ phía trẻ, nhận biết cách trẻ cư xử khi muốn đi tiểu hoặc ị. Đó có thể là một khuôn mặt đỏ hay những âm thanh lẩm bẩm của trẻ. Hãy chú ý đến thời gian trẻ đi vệ sinh trong ngày. Sau đó thiết lập một thói quen cho con bạn ngồi bô trong những khoảng thời gian đó, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc sau khi uống nhiều nước. Điều này giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.

Hãy tích cực sử dụng nhiều lời khen ngợi dành cho trẻ. Con bạn có được thúc đẩy bởi sự khuyến khích bằng lời nói hay một món đồ chơi nhỏ hay một câu chuyện kể thêm khi đi ngủ? Hãy thử xem trẻ thích gì để thưởng cho việc trẻ tự ngồi bô đúng lúc.

Những gì không nên làm?

Ngồi bô nên là một điều mà trẻ muốn chứ không nên là một điều mà trẻ bắt buộc phải làm, đừng ép buộc khi trẻ không thích.

Khi bạn nghĩ mình đã tập thói quen ngồi bô cho con nhưng tại nạn vẫn xảy ra, trẻ vẫn ị đùn hay đái dầm. Điều đó không có gì phải nản lòng cả, đừng trừng phạt hay tỏ ra xấu hổ với trẻ – điều đó sẽ không giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu dạy trẻ tự biết ngồi bô đâu. Hãy hít một hơi thật sâu và tập trung vào những gì bạn và con bạn có thể làm tốt hơn vào lần tới.

Ngoài ra, đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Một số cha mẹ thích khoe khoang về việc con họ tập ngồi bô rất dễ dàng. Vì vậy, nếu hàng xóm của bạn nói rằng con cô ấy đã biết ngồi bô thì hãy mỉm cười và nhớ rằng hãy làm điều gì phù hợp nhất với con của bạn.

Xem thêm:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH QUA TỪNG THÁNG (0 – 12 THÁNG TUỔI)

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

DẠY TRẺ TẬP BÒ

TRẺ BẮT ĐẦU TẬP NÓI KHI NÀO?

CÁC CÂU HỎI VỀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ ÂM NGỮ TRỊ LIỆU Ở TRẺ

NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*