Chăm sóc vết thương bằng “liệu pháp giòi”

Contents

Trị liệu bằng giòi là gì?

Điều trị cắt lọc bằng giòi (MDT) là việc sử dụng những con giòi còn sống (đó là ấu trùng ruồi) trong y khoa để dọn dẹp các vết thương hoại tử.

Giòi trong chữa lành vết thương có ba cơ chế hoạt động:

(1) chúng dọn dẹp vết thương bằng cách tiêu hủy mô hoại tử, nhiễm trùng;

(2) chúng sát trùng vết thương bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn; và

(3) chúng kích thích sự lành vết thương.

Trong lịch sử, giòi đã được biết đến khả năng giúp lành vết thương hàng thế kỉ trước. Nhiều bác sĩ phẫu thuật quân y đã ghi nhận rằng, những người lính có vết thương có giòi thường tiến triển tốt và tỉ lệ tử vong thấp hơn những người bị vết thương tương tự nhưng không có giòi. William Baer, ở Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, bang Maryland, là bác sĩ (chính xác là một phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình) đầu tiên ở Hoa Kỳ thúc đẩy mạnh mẽ trị liệu bằng giòi; các kết quả của ông đã được đồng nghiệp công bố vào năm 1932, sau khi ông chết. MDT đã được thực hiện thành công và thường qui bởi hàng ngàn bác sĩ cho đến giữa thập niên 1940, khi mà các loại kháng sinh và kỹ thuật ngoại khoa mới xuất hiện trong thế chiến thứ II đã thay thế phương pháp trên. Trị liệu bằng giòi đôi khi được sử dụng trong suốt thập niên 70 và 80, khi mà kháng sinh, phẫu thuật, và những cải tiến khác của y học hiện đại bị thất bại. Vào năm 1989, các bác sĩ của trung tâm y khoa Veterans Affairs ở Long Beach, bang California, và của Đại học California, Irvine, đưa ra lập luận rằng nếu trị liệu bằng giòi có đủ hiệu quả để điều trị trên những bệnh nhân có thể bị đoạn chi nếu dùng cách khác, cho dù đó là phẫu thuật hiện đại và kháng sinh, thì chúng ta nên sử dụng phương pháp này TRƯỚC khi vết thương tiến triển xấu hơn, cũng như không chỉ nên xem đó là giải pháp cuối cùng.

Lịch sử tự nhiên của loài ruồi nhặng

Theo định nghĩa thì giòi là ấu trùng của ruồi, giống như là sâu là ấu trùng của loài bướm, hay loài bướm đêm. Có hàng ngàn giống ruồi mà mỗi trong số đó có thói quen và chu kỳ sống riêng biệt. Chúng ta sử dụng ấu trùng của Phaenicia sericata (ruồi nhặng xanh) trong thực hành lâm sàng, vì loài này đang được sử dụng thành công trong phương pháp trị liệu bằng giòi ở nhiều thập niên qua.

Thực hành lâm sàng trong trị liệu bằng giòi

Các nghiên cứu lâm sàng đã bắt đầu từ năm 1989 tại trung tâm y khoa Veterans Affairs và tại đại học California. Các kết quả cho tới thời điểm này chứng tỏ rằng trị liệu bằng giòi có hiệu quả trong việc dọn dẹp các vết thương nhiễm trùng và hoại thư hơn nhiều phương pháp điều trị thông thường khác.

Kể từ năm 1995, số lượng bác sĩ sử dụng trị liệu bằng giòi đang tăng trên 1000 người ở khắp thế giới. Tên tuổi của các nhà điều trị cho phép được giới thiệu đang được sắp xếp theo thứ tự alphabe cũng như theo khu vực.

Trị liệu bằng giòi không nhất thiết cần một chuyên gia về kỹ thuật này. Nếu bạn đang tìm kiếm một bác sĩ đánh giá khả năng điều trị , hoặc sử dụng trị liệu bằng giòi trong chăm sóc bản thân thì hãy bắt đầu bằng cách hỏi chính người bác sĩ của bạn. Cho dù gì thì người bác sĩ đó cũng đã hiểu rõ về bạn cũng như vết thương của bạn. Có rất nhiều nguồn thông tin đển hỗ trợ cho ngưòi sử dụng trị liệu bằng giòi lần đầu tiên.

Những tham khảo được liệt kê dưới đây có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết về sử dụng giòi trên lâm sàng: sơ lược lịch sử, chỉ định điều trị, báo cáo case, v.v.

Trong phòng thí nghiệm, hiện nay chúng ta đang nghiên cứu điều gì?

Sự tập trung gần đây trong phòng thí nghiệm chính là vấn đề sinh hóa và sinh học phân tử nền tảng của các ưu điểm làm lành vết thương do giòi mang lại. Chúng ta đang chứng tỏ rằng các protein chiết xuất từ giòi thực sự tiêu diệt được vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Các men ly giải protein dường như chịu trách nhiệm dọn dẹp hoặc tạo ra hoạt tính hòa tan của giòi đối với mô hoại tử.

Bằng cách phân lập, xác định và tìm tính chất của các yếu tố bắt nguồn từ giòi trên, thì một ngày nào đó, ta có thể cung cấp những ưu điểm của quá trình lành vết thương do giòi mà không cần phải dùng đến ấu trùng này. Tuy nhiên, hiện tại thì vẫn cần dùng những con giòi sống để cung cấp khả năng kỳ lạ này.

Các công việc trên hiện đang được chi trả một phần từ quĩ của Học viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (the National Institutes of Health), cũng như bởi các mạnh thường quân và sự làm việc hàng say của sinh viên tình nguyện.

Các nhà tài trợ cũng cho phép chúng ta cung cấp các con giòi làm lành vết thương với chi phí thấp nhất, đặc biệt đối với những ai có nguồn tài chính giới hạn.

Những mới mẻ trong trị liệu bằng giòi

Tổ chức liệu pháp sinh học, giáo dục và phát triển (the BioTherapeutics, Education& Research Foundation) được thành lập vào tháng 3, năm 2003 nhằm mục đích hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, giáo dục và nghiên cứu trị liệp bằng giòi và các dạng y học cộng sinh khác (đó là việc chẩn đoán và/hoặc điều trị bệnh bằng sinh vật sống, như trị liệu bằng giòi, bằng đỉa, ong mật, bằng vật nuôi trong nhà&chó đánh hơi, bằng cá (ichthiotherapy), bằng vi khuẩn, v..v). Hãy chờ đón sự phát triển cũng như đóng ghóp vào tổ chức này. Hãy cho họ biết bất kỳ thông tin hỗ trợ hoặc những liên kết nào giúp cho tổ chức này phát triển. “Giúp cho tổ chức chính là giúp những người khác”.

Hội thảo quốc tế lần thứ 6 về liệu pháp sinh học đã được tổ chức tại hội trường trung tâm của đại học Sivas Cumhuriyet ở Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16-20 tháng 6, năm 2003.

Các chủ đề có liên quan

Gọi là nhiễm giòi (myiasis) khi giòi hiện diện lan tràn trên người hoặc các loài động vật xương sống khác. Nhiễm giòi xảy ra tự nhiên có thể có lợi, nhưng đôi khi cũng có hại, phụ thuộc vào loại giòi và hoàn cảnh xuất hiện.

Giòi thường cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng, và được dùng để giải quyết vấn đề tội phạm, vì thời gian xuất hiện của chúng có thể là một chỉ điểm của thời gian tử vong (hoặc chuyên biệt hơn là khoảng thời gian sau tử vong); sự hiện diện của giòi hoặc các loại côn trùng khác trên một cơ thể (còn sống hay chết) cũng có thể cung cấp thông tin về vị trí và hoàn cảnh phạm tội. Việc nghiên cứu giòi và các loài côn trùng khác trong lãnh vực này gọi là ngành côn trùng học pháp y (Forensic Entomology).

Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với giòi khi họ phát hiện chúng trong thùng rác, hoặc trên động vật.

Vấn đề này nằm ngoài chủ đề của bài;

Người viết vẫn còn nhận rất nhiều câu hỏi về giòi trong nhà, garage, túi đựng rác, hoặc trên vật nuôi. Nếu ai đó muốn đặt câu hỏi về những vấn đề trên, hãy đọc trang “những câu hỏi thường gặp về giòi trong nhà, túi đựng rác, hoặc trên vật nuôi”.

Đỉa cũng có thể dùng trong y học, nhưng hoạt động với cách thức khác hơn nhiều. Việc sử dụng các sinh vật sống trong điều trị vết thương, như giòi hoặc đỉa, đôi khi được biết đến với tên gọi là liệu pháp sinh học(Biotherapy).

RẤT NHIỀU BỆNH NHÂN VỚI VẾT THƯƠNG HOẠI THƯ HOẶC KHÔNG LÀNH ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG NHỜ TRỊ LIỆU BẰNG GIÒI

Tại trung tâm y khoa Veterans Affairs ở Long Beach, California, và tại đại học California ở Irvine, CA, các nhà nghiên cứu đang điều trị bệnh nhân bị loét tỳ đè, vết thương bàn chân tiểu đường, loét do ứ đọng tĩnh mạch, và vết thương hậu phẫu kể từ năm 1989.

Một số ít bệnh nhân trên đang tình nguyện được chụp ảnh cho mục đích giảng dạy. Những hình ảnh này được giới thiệu ở đây, với mục đích giúp những người có nhu cầu tương tự, hoặc có hứng thú với việc sử dụng giòi trong y khoa, có cơ hội biết được giòi giúp các người bệnh trên như thế nào.

Cảnh báo

Tôi cho rằng bạn sẽ đồng ý với những bệnh nhân trên rằng ý nghĩ về giòi, và sự xuất hiện của chúng không đáng sợ bằng ý nghĩ và sự xuất hiện của mùi thịt hoại thư.

a. Case 1:

Một người đàn ông 60 tuổi bị đái thái đường và loét do ứ tắc tĩnh mạch tái diễn được nhập viện vì các vết loét ở chân trở nặng cho dù đã được chăm sóc và dùng kháng sinh ngoại trú.

Vết loét hoại thư do ứ đọng tĩnh mạch có thể nhìn thấy trên hình này, trước khi trị liệu bằng giòi. Tại thời điểm này, bệnh nhân đã được nhập viện 5 tuần, được cho dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, cũng như chăm sóc nội-ngoại khoa đều đặn. Người bệnh không có một cải thiện đáng kể nào.

hình 1
Trong vòng chưa tới 2 tuần, giòi đã dọn dẹp sạch mô hoại tử, biểu hiện một lớp mô lành đỏ (mô hạt) bên dưới. hình 2: Lớp mô này cuối cùng sẽ tạo da và bao phủ vết thương.
hình 3: Hình ảnh của chân ở thời điểm 3 tháng sau; việc lành sau trị liệu bằng giòi đã hoàn tất. Da đa hoàn toàn bao phủ vết thương mà không cần ghép da. Lớp sẹo hồng sẽ tiếp tục tiêu đi, và chân của người bệnh sẽ trở về màu sắc bình thường trong các tháng sau.

b. Case 2

Một bệnh nhân nam 70 tuổi với vết loét chân hơn 3 năm, đã qua điều trị của một bác sĩ nội khoa, một bác sĩ chuyên ngành về chi dưới, và một phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình nhưng thất bại. Người bệnh yêu cầu được thử dùng trị liệu bằng giòi.

Trước khi điều trị bằng giòi, vết loét của ông ta rất dơ, và lớp chai dày xung quanh. Thật khó phân biệt đâu là da lành và đâu là da bệnh. Bác sĩ chuyên ngành chi dưới và chấn thương chỉnh hình đã cắt lọc vết thương nhưng lớp chai nhanh chóng mọc lại, và các bác sĩ e ngại việc lọc sạch quá mức vết thương vì có thể khiến nó to ra, cũng như vẫn có thể không lành.

hình 1:Thực vậy, vết thương cơ bản rộng hơn là những gì thấy bằng mắt thường trên bề mặt. Yếu tố này trở nên rõ ràng sau một tuần điều trị bằng giòi, vì tác dụng của nó đã loại bỏ tất cả mô chai, hoại tử và nhiễm trùng. Tất cả những gì còn lại là một lỗ lớn, nhưng sạch, lành, tưới máu tốt, và có khả năng tự lành.
hình 2: Đây là vết thương của người bệnh, khi vừa mới được bao phủ bởi lớp da lành. Cho tới nay, 2 năm sau khi lành, vết thương của người bệnh không tái phát.
hình 3
Xem thêm:
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*