Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

Contents

Nhận định

– Tình trạng hô hấp
+ Quan sát da, móng tay, móng chân tìm dấu hiệu tím tái, lạnh, đo SpO2
+ Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, phát hiện cơn ngừng thở, tình trạng tăng tiết đờm dãi
– Tình trạng tuần hoàn
+ Theo dõi mạch, huyết áp 15’- 30’/lần, phát hiện sớm dấu hiệu sốc
+ Theo dõi phát hiện các rối loạn nhịp tim, cơn ngừng tim
+ Theo dõi số lượng nước tiểu 24h
– Tình trạng chung
+ Tinh thần kinh
+ Đo nhiệt độ, phát hiện các cơn sốt rét run hay hạ nhiệt độ
+ Tình trạng ổ nhiễm trùng khởi đầu
+ Da, niêm mạc: Phát hiện dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt, xuất huyết, vã mồ hôi, vân tím trên da
+ Xem bệnh án để biết: Chẩn đoán, chỉ định thuốc, xét nghiệm, các yêu cầu theo dõi khác, dinh dưỡng

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Lập kế hoạch chăm sóc

– Đảm bảo thông khí
– Theo dõi tuần hoàn
– Theo dõi biến chứng shock
– Thực hiện y lệnh
– Chăm sóc hệ thống cơ quan
– Giáo dục sức khỏe

Thực hiện kế hoạch

* Đảm bảo thông khí

– Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng sang 1 bên
– Cho thở oxy nếu khó thở
– Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết sự tím da, môi và đầu ngón
Hút đờm dãi đúng kỹ thuật
* Theo dõi tuần hoàn
– Lấy mạch, nhiệt độ huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngày cho bác sĩ
– Theo dõi sát mạch, huyết áp 30’/lần, 1h/lần tùy tình trạng bệnh nhân
– Đo lượng nước tiểu 24h

* Theo dõi biến chứng shock

– Điều dưỡng viên thường xuyên sờ tay, chân xem có lạnh không. Nếu bệnh nhân sốt mà tay chân lạnh là có khả năng bị shock, cần tìm thêm các dấu hiệu khác
– Bắt mạch quay thấy nhanh nhỏ, nếu mạch > 90 lần/phút mà không sốt thì khả năng shock có thể xảy ra
– Đo huyết áp thường xuyên, 15’- 30’/lần, phát hiện sớm dấu hiệu tụt kẹt huyết áp
– Khi xảy ra shock, tất cả các bệnh nhân cần được thở oxy
– Chuẩn bị đầy đủ dịch truyền, bộ đặt nội khí quản, bóng Ambu, mask, máy thở để hô hấp hỗ trợ khi cần thiết
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, dịch truyền để nhanh chóng truyền dịch theo y lệnh, trợ giúp bác sĩ đặt Catheter và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
– Đảm bảo truyền thuốc vận mạch theo đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng của mạch, huyết áp

* Thực hiện y lệnh:

– Chính xác, kịp thời
– Đảm bảo tiêm kháng sinh đúng quy cách, liều lượng, giờ… Theo dõi đề phòng shock phản vệ và tác dụng phụ của thuốc
– Khi sốt cao: chườm mát, cho uống hoặc tiêm truyền thuốc hạ sốt
– Thực hiện y lệnh để điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, hô hấp, rối loạn điện giải và toan máu
– Làm các xét nghiệm nhanh chóng, đúng kỹ thuật
– Phụ giúp bác sĩ trong các thủ thuật một cách khẩn trương và hiệu quả

* Chăm sóc hệ thống cơ quan, bộ phận

– Để bệnh nhân nằm đầu thấp, không ngồi dậy
– Phục vụ ăn uống, vệ sinh tại giường và ở tư thế nằm
– Vận động tay chân, các khớp, vỗ rung
– Chú ý vệ sinh mắt, mũi, miệng tránh bội nhiễm
– Vệ sinh da, lăn trở để chống loét
– Cho ăn đủ dinh dưỡng để dễ tiêu: Nếu bệnh nhân hôn mê cần cho ăn qua sonde dạ dày
– Nếu bệnh nhân có hạ nhiệt độ thì sưởi ấm cho bệnh nhân

* Giáo dục sức khỏe

– Hướng dẫn nội quy khoa phòng bằng thái độ…
– Hướng dẫn thân nhân phối hợp với nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc BN
– Khi bệnh nhân ổn định ra viện, hướng dẫn cách phòng tránh nhiễm khuẩn huyết: Điều trị sớm ổ nhiễm khuẩn khởi đầu, điều trị tốt các bệnh có sẵn như đái đường, xơ gan

Đánh giá

Tốt nếu:

– Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân được cải thiện dần
– Bệnh nhân giảm dần sốt, toàn trạng khá lên

Click vào ảnh để tải app miễn phí Bluecare

Xem thêm:

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare