Cách phòng tránh tiểu đường thai kì

Contents

Cách phòng tránh tiểu đường thai kì là một tình trạng ngày càng phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Có khoảng 2-10 % bà bầu có khả năng mắc TĐTK. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể có cách phòng tránh tiểu đường thai kì nếu chúng ta hiểu rõ về căn bệnh này

1. Bệnh tiểu đường thai kì là gì và tại sao lại mắc bệnh này?

(Cách phòng tránh tiểu đường thai kì)

TĐTK là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời kì mang bầu của người phụ nữ và thường kết thúc sau 4-6 tuần sau khi sinh.

Điều đó có nghĩa là một người phụ nữ có mức đường trong máu cao khi mang thai. TĐTK được cho là phát sinh do nội tiết tố và những thay đổi khác xảy ra khi cơ thể mang thai.Thường là do nhau thai tạo ra các hormone dẫn tới làm tăng lượng đường trong máu. Thông thường tuyến tụy của chúng ta sẽ sản sinh Insulin để xử lí việc này. Và nếu Insulin không đủ thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và dẫn tới TĐTK

2. Những yếu tố làm tăng khả năng mắc TĐTK:

  • Mang thai sau tuổi 25
  • Béo phì hoặc hơi thừa cân trước khi mang thai
  • Đã từng mắc TĐTK trong lần mang thai trước
  • Đã từng sinh con có khối lượng lớn hơn 4 Kg
  • Có bố mẹ, hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường tuýp 2
  • Có tiền sử mắc hội chứng Buồng trứng đa nang
  • Bị tiền đái tháo đường (có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để kết luận là ĐTĐ

3.Cách để chẩn đoán TĐTK

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn sau của thời kì mang thai và được chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm máu.

Hầu hết các bà bầu được cho xét nghiệm vào khoảng từ tuần 24 đến 28 của thai kì. Nhưng tùy vào từng người có những yếu tố khác nhau, bác sĩ có thể quyết định cho xét nghiệm sớm hơn. Các xét nghiệm đó là XN đường máu, XN thử dung nạp Glucose và XN nồng độ HBA1c.

Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải chú ý đến các triệu chứng của căn bệnh này như đói nhiều, khát nhiều, đi tiểu nhiều và báo cáo lại với bác sĩ.

4. TĐTK nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?

Những phụ nữ mắc TĐTK sẽ có một chế độ chăm sóc và theo dõi cẩn thận đến khi sinh ra con khỏe mạnh. Tuy nhiên việc kiểm tra định kì và chú ý là rất cần thiết vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu TĐTK không được kiểm soát.

Nếu đường huyết liên tục ở mức cao trong suốt thai kì có thể dẫn tới đường huyết của thai nhi cũng cao. Dẫn tới việc thai nhi phát triển quá mức, thừa cân, có thể dẫn tới việc sinh nở khó khăn.

Một số nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi:

  • Giảm đường huyết đột ngột sau sinh
  • Nguy cơ lớn hơn mắc vàng da
  • Nguy cơ sinh non và tăng nguy cơ mắc suy hô hấp
  • Dễ bị chết non hơn so với bình thường
  • Nguy cơ em bé thừa cần và mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên.

Nếu tiểu đường xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu của thai kì, sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sẩy thai hơn so sánh với các bà mẹ không mắc tiểu đường.

5. Ảnh hường của TĐTK với người mẹ.

Nếu không được chăm sóc đúng cách, theo dõi và kiểm soát không chặt chẽ có thể dẫn tới:

  • Khả năng cao sẽ phải đẻ mổ khi sinh, do kích thước em bé lớn
  • Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.

Hầu hết các bà mẹ mắc TĐTK, nếu duy trì được đường huyết bình thường thì sẽ sinh ra con khỏe mạnh.

Sau sinh, TĐTK thường sẽ hết. Nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 có thể giảm nếu có một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lí.

6. Cách phòng tránh tiểu đường thai kì

Sẽ không có một sự chắc chắn nào rằng TĐTK có thể được ngăn ngừa nhưng có một cơ thể khỏe mạnh trước khi mang thai là một điều cần thiết.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, ít chất béo và calo. Kèm theo việc tập thể dục thường xuyên, có cân nặng hợp lí sẽ làm giảm nguy cơ mắc TĐTK.

7.Làm gì nếu được chẩn đoán mắc TĐTK?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thường xuyên kiểm tra, đặc biệt là trong 3 tháng cuối.

Theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng và phát triển của bé với các siêu âm lặp đi lặp lại hoặc các xét nghiệm khác là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.

Quá trình điều trị bao gồm

Giám sát đường huyết: thường xuyên kiểm tra đường huyết xem có ở trong mức bình thường là điều cơ bản và quan trọng nhất thời kì đầu để kiểm soát TĐTK. Bệnh nhân thường được yêu cầu kiểm tra đường huyết 4 đến 5 lần mỗi ngày

  • Kiểm tra nhanh đường huyết sau khi thức dậy vào buổi sáng
  • Sau bữa sáng
  • Sau bữa trưa
  • Sau bữa tối

Những giai đoạn thử nghiệm này rất quan trọng vì nó cho phép biết các hormone cơ thể có hiệu quả như thế nào trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa và hấp thu glucose.

Ngoài ra, việc kiểm tra đường huyết liên tục sẽ khiến giúp bạn lựa chọn hợp lí hơn cho mỗi bữa ăn.

Việc lập bảng ghi lại mức đường huyết là quan trọng, để đảm bảo đường huyết nằm trong khoảng cho phép.

Điều này có thể khiến bạn thấy bất tiện và khó khăn, nhưng thực tế không như vậy. Máy đo đường huyết cầm tay hiện nay nhỏ gọn, không đau và rất dễ sử dụng.

Điều chỉnh và kiểm soát chế độ ăn uống:

Dựa trên thông tin cá nhân (cân nặng và chiều cao) và Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính toán, điều này rất quan trọng để xác định mức tăng cân lành mạnh cho mỗi thai kỳ. Ăn đúng loại thực phẩm trong các phần lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tăng cân quá nhiều cho cả mẹ và bé. Một chế độ ăn uống lành mạnh tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ và ít chất béo và calo và hạn chế carbohydrate tinh chế cao, bao gồm cả đồ ngọt.             

Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong mọi kế hoạch giữ gìn sức khỏe của phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai.

Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích glucose di chuyển bên trong các tế bào, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng. Tập thể dục cũng làm tăng độ nhạy cảm với insulin. Có nghĩa là cơ thể sẽ cần sản xuất ít insulin hơn để sử dụng cùng một lượng đường.Tập thể dục thường xuyên như đi bộ. Giúp giảm căng thẳng cũng như một số khó chịu phổ biến khi mang thai, bao gồm đau lưng, chuột rút cơ bắp, sưng, táo bón và khó ngủ.

Tuy nhiên, tất cả các bài tập trong khi mang thai chỉ nên được thực hiện với sự cho phép của bác sĩ có liên quan.

Thuốc: Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để kiểm soát đường huyết. Bà bầu có thể cần tiêm insulin để hạ đường huyết.

Chỉ có 10-20% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Các bác sĩ có thể kê thuốc dạng đường uống. Nhưng các thuốc dạng đường uống thường không an toàn và hiệu quả bằng insulin.

 

Đọc thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare