Các loại thực phẩm đại kỵ với mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ

Hẳn là mẹ bầu và gia đình đang tận hưởng những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời sau khi bác sĩ báo tin có thai. Mang thai và sinh nở là thiên chức thiêng liêng mà mỗi người phụ nữ tuy nhiên quá trình mang thai sinh nở và chăm sóc con nhỏ cũng là giai đoạn vất vả nhất của người phụ nữ. Để thai nhi có được sự phát triển tốt nhất về trí thể chất và trí não mẹ bầu cần quan tâm đến vấn đề dinh đưỡng. Mẹ cần quan tâm đến các loại thực phẩm đại kỵ với mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm bất kỳ sự sai sót nào đều có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Các mẹ cùng đọc bài viết dưới đây để biết và chú ý nhé.

Contents

1. MƯỚP ĐẮNG

#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  Hotline 0985768181.

Ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp.

Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần. Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho thấy rõ ràng rằng thành phần nào trong mướp đắng có thể dẫn đến tác hại này nhưng thử nghiệm với chuột cho thấy rằng ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra quái thai.

Ngoài ra, Vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc cho người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên các phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Khi nấu ăn, bạn nên loại bỏ hạt của nó hoàn toàn.

2. QUẢ NHÃN

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và có hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

3. RAU NGÓT

Rau ngót gây ra hiện tượng giãn cơ trơn của tử cung và có thể sẽ dẫn đến sảy thai, tiêu chảy vì chứa Papaverin. Vì vậy, nếu sử dụng hơn 30 gam lá tươi, bạn sẽ có nguy cơ bị sảy thai khá cao.

Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sảy thai liên tục, sinh non hay hiếm muộn nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép lá rau ngót chưa qua chế biến

4. RAU RĂM

Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

5. RAU SAM

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, thực nghiệm đã chứng minh nước ép rau sam có tác dụng kích thích tử cung rõ rệt, khiến mức độ co bóp của tử cung tăng lên, dễ gây lưu thai. Vì vậy, đây là một thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế đối với bà bầu.

6. QUẢ DỨA

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

7. NGẢI CỨU

Ngải cứu là một loại rau giúp giảm nhức mỏi, giúp lưu thông máu, giảm đau ở bụng và nó được sử dụng trong một số biện pháp được sử dụng cho những người bị động thai hoặc sảy thai liên tục.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu, nó sẽ làm tăng nguy cơ tử cung chảy máu, co thắt, và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, nếu có ý định ăn ngải cứu để dưỡng thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, những mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non không nên ăn nhiều ngải cứu.

8. RAU MÁ

Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh về huyết áp, giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài sự trẻ trung, đồng thời cũng có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và có thể điều trị ngộ độc. Tuy nhiên loại rau này lại không được khuyến khích với các mẹ mang bầu.

Bà bầu ăn rau má hoặc uống nước rau má có thể bị sảy thai, chướng bụng và làm lạnh bụng. Rau má cũng có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống co giật, thuốc gây buồn ngủ hay thuốc chống trầm cảm…

9. ĐU ĐỦ XANH

Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Chính vì vậy, không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

10. MĂNG TƯƠI

Măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

Những chiêu mát-xa cực hiệu quả cho mẹ bầu

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng

Mẹ bầu phải làm gì khi thai nhi không chuyển động nhiều như bình thường?

Mẹ bầu có biết sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hoàn toàn l Chuyện mang thai l Chăm sóc sau sinh

Những chiêu mát-xa cực hiệu quả cho mẹ bầu

MẸ BẦU BỊ TIÊU CHẢY – CÁCH XỬ TRÍ

MẸ BẦU MẮC QUAI BỊ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

MẸ BẦU BỊ CẢM CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*