Các kiểu chấn thương dây chằng gối và nguyên nhân.

Contents

1. Các loại dây chằng khớp gối.

Một dây chằng là một dây các mô liên kết tạo thành chủ yếu từ các sợi collagen. Các dây chằng khớp gối liên kết femur (xương đùi) với tibia (xương chân) ở khớp gối để tạo ra sự ổn định và giới hạn độ linh hoạt của khớp.
Bốn dây chằng chính của khớp gối là
  • ACL: Anterior Cruciate Ligament – Dây chằng chéo trước
  • PCL: Posterior Cruciate Ligament – Dây chằng chéo sau
  • MCL: Medial Collateral Ligament – Dây chằng giữa gối
  • LCL: Lateral Collateral Ligament – Dây chằng bên gối

2. Các chức năng của dây chằng khớp gối.

Cân bằng khớp gối

Các dây chằng chịu trách nhiệm ngăn xương tibia (xương cẳng chân) trượt ra khỏi fermur (xương đùi). Trong các chuyển động xoay, các dây chằng gối hoạt động cùng nhau để ngăn stress valgus (đầu gối đi vào trong) hoặc varus (đầu gối đi ra ngoài) lên đầu gối.
Theo như cách nối của chúng vào đầu gối, các dây chằng sẽ ngăn tibia không dời vị trí. Ví dụ, ACL ngăn sự rời ra trước của tibia trong khi PCL ngăn sự rời ra phía sau của tibia. Tương tự, MCL đỡ cho phía trong của đầu gối, trong khi LCL đỡ cho phía ngoài của đầu gối.

Khóa gối khi đi bộ

Bên cạnh việc nâng đỡ cho xương, các dây chằng đầu gối còn đóng góp vào cơ chế “screw-home”, một qua trình khóa đầu gối khi đi bộ. Ví dụ, ngay trước khi bạn đạp gót chấn xuống sàn, đầu gối của bạn sẽ hơi gập (khoẳng 20 độ) sau đó cơ chế xoay khóa gối sẽ làm đầu gối duỗi ra khi cơ thể bạn đặt trong tâm lên gót như hình 2.

3. Chấn thương dây chằng là gì?

Một chấn thương dây chằng là việc các dây chằng bị giãn quá mức hoặc đứt. Việc dây chằng đứt có thể một phần hoặc toàn bộ

4. Điều gì dẫn tới chấn thương dây chằng?

Các chuyển động tại giới hạn của khớp gối khiến cho đầu gối dịch chuyển quá mức thông thường có thể làm chấn thương dây chằng. Hầu hết các chấn thương xảy ra trong các hoạt động kèm theo sức nặng, như khi các dây chằng chống lại lực bẻ đầu gối

5. Những đối tượng thường bị chấn thương.

Người chơi thể thao như cầu thủ bóng đá, cầu thủ bóng rổ, trượt tuyết…
Những người có độ linh hoạt cao khi tham gia vào các môn thể thao va chạm mạnh có thể gặp chấn thương do các dây chằng gối quá giãn.
Bị ngã khụy gối hoặc bị va vào đầu gối khi chơi thể thao nhưng trong bóng đá hay trong tai nạn xe hơi (đầu gối có thể va vào bảng đồng hồ)
  • Chấn thương do quá duỗi
Việc duỗi đầu gối quá nhiều có thể gây chấn thương như khi bạn dừng đột ngột trong lúc chạy
  • Chấn thương do gập, quá gập
Nhảy và tiếp đất khi đầu gối flex (cong) hoặc ngã khuỵu đầu gối khi đầu gối đang gập lại.
  • Chấn thương xoay
Valgum (từ trong) hoặc varum (từ ngoài) stress lên đầu gối do đầu gối bị xoắn vào trong hay ra ngoài. Đột ngột chuyển khối lượng từ một bên chân sang chân còn lại.
  • Va chạm trong thể thao
  • Các lý do khác góp phần gây chấn thương dây chằng

    – Thiếu sự san sẻ lực

    Trong khi chuyển động, cơ thể phát lực xuống mặt đất và cùng lúc có một lực cùng độ lớn và ngược hướng tác động ngược trở lại cơ thể. Lực tạo ra từ mặt đất này hướng thẳng đến trọng tâm (COM) của cơ thể, điểm mà toàn bộ khối lượng cơ thể tập trung lại; phía trước xương cùng.
    Nếu như không có sự cân bằng, tức là người đó không cong đầu gối lại một chút mà tiếp đất với chân thường, lực do mặt đất tạo ra sẽ hình thành nên lực cắt về phía trước, đẩy tibia (xương cằng chân) về phía trước, gây stress lên các dây chằng. Cơ đùi sau đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định khớp gối đặc biệt khi người đó tiếp đất. Thường thường, đầu gối sẽ gập một chút để hấp thụ phản lực từ đất

    – Thiếu kiểm soát thân trên

    Nếu không có sự kiểm soát từ thân trên, thì sự san sẻ phản lực từ mặt đất sẽ bị ảnh hưởng do chuyển động của thân trên.
    Sự thiếu khả năng kiểm soát cử động thân trên xảy ra do cảm nhận cơ thể bị mất. Trong trường hợp đó, nếu như thân trên cử động nhiều hơn về một bên ngang của khớp gối, phản lực từ mặt đất sẽ di chuyển dọc theo trọng tâm cơ thể đi theo hướng chuyển động của thân trên. Khi phản lực này di chuyển theo trọng tâm cơ thể và qua tâm của khớp gối, sẽ gây ra stress vào phía trong lên các dây chằng đầu gối

6. Dấu hiệu và triệu chứng chấn thương dây chằng

  • Đầu gối sẽ sưng trong vòng 24 đến 48 giờ sau đó.
  • Đầu gối không còn vững và có thể oằn khi chịu sức nặng. Điều này có thể khiến bạn đi lại tập tễnh hoặc loạng choạng.
  • Vùng đầu gối có thể bị thâm tím.

7. Làm gì nếu bạn bị chấn thương?

Nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy lập tức gặp bác sỹ. Một tổn thương tưởng nhẹ có thể tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị tức thì. Thực hiện chụp X-quang hoặc MRI có thể thấy được các vết nứt hoặc đứt dây chằng. Căn cứ vào độ nghiêm trọng của chấn thương bác sỹ sẽ được ra tiến trình điều trị phù hợp.

Tiếng pop nghe được khi bị thương có thể do dây chằng bị đứt.

 

Theo EZlean

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*