Bệnh tai mũi họng ở trẻ – mẹ hỏi bác sĩ trả lời

Cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh

Các bệnh tai mũi họng ở trẻ luôn là mối bận tâm của nhiều phụ huynh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé sau này. Để hiểu biết hơn về những bệnh này BSCK2 Phạm Đoàn Tấn Tài – Khoa Tai Mũi Họng sẽ trả lời một số thắc mắc của phụ huynh về bệnh lý Tai mũi họng Nhi.

Contents

Câu hỏi của phụ huynh V.T.Q nhà ở Bạc Liêu:

Dạ chào bác sĩ. Cháu khám bệnh bác sĩ kết luận bị nang giáp móng bác sĩ bảo tháng sau mổ. Giờ cháu sao lâu lâu thở khò khè như hơi mệt. Như vậy có nguy hiểm không. Vậy có cần đi khám lại không bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn, bé có triệu chứng khò khè, thở mệt thường là dấu hiệu của bệnh lý đường hô hấp hoặc tim mạch, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và xử trí chính xác nhé. Còn về phần nang giáp móng hay còn gọi là nang giáp lưỡi, nếu bé được bác sĩ Tai Mũi Họng chẩn đoán, hẹn mổ thì bạn cứ theo lịch hẹn để tiến hành phẫu thuật nhé. Nang giáp lưỡi là một tật bẩm sinh, nếu gần đây nang to nhanh gây mất thẩm mỹ hoặc sốt, đau do nhiễm trùng thì nên mổ để bệnh có cơ hội khỏi hẳn. Thân chào!

Câu hỏi của phụ huynh N.T nhà ở Tiền Giang:

Bé 9 tháng tuổi, ở tai phát hiện chất màu đỏ như máu bị khô, ngửi ko tanh Bé hay móc tai ko biết có bị ngứa hay sao vì em rái lỗ tai cho bé thì sạch Dạo này bé hay khóc về đêm, khi khóc cứ hay móc tai Mong chỉ giúp em là bệnh gì ạ?

Trả lời:

Chào bạn.

  • Thứ nhất: theo câu hỏi của bạn thì bé có 2 triệu chứng khó chịu chính về tai là chảy dịch tai và hay móc tai kèm quấy khóc. Với triệu chứng này thì rất có khả năng cao là bé đang có các bệnh lý về tai, thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi này là viêm tai giữa, … Những bệnh lý này đòi hỏi cần được các bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng và điều trị hợp lý, vì vậy mẹ nên mang bé đến khám khi có các triệu chứng trên.
  • Thứ hai, mẹ không nên tự lấy ráy tai cho bé (hay như cách mẹ nói là rái lỗ tai) vì nếu làm không cẩn thận có thể gây tổn thương ống tai và các cấu trúc quan trọng trong tai bé.
Bệnh tai mũi họng ở trẻ - mẹ hỏi bác sĩ trả lời
Bệnh tai mũi họng ở trẻ – mẹ hỏi bác sĩ trả lời

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINHCHIẾU ĐÈN VÀNG DABẢO MẪU – VÚ EMVỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181

Câu hỏi của phụ huynh .L nhà ở Bạc Liêu:

Bé nhà mình 6 tuổi, bé bị 1 vết loét niêm mạc miệng uống thuốc nhiều nhưng không hết, vết loét sâu, xung quanh bị sơ cứng. Bác sĩ chẩn đoán bé bị ung thư niêm mạc miệng, tôi muốn làm xét nghiệm cho bé thì nên khám ở đâu, và khám khoa nào?

Trả lời:

Chào bạn, trước hết với 1 vết loét niêm mạc miệng lâu ngày điều trị không khỏi, đã được khám, sinh thiết và chẩn đoán là Ung thư niêm mạc miệng là rất có thể. Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín như: Bệnh viện Nhi Đồng 1, khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu,… để được chẩn đoán chính xác và can thiệp đúng, kịp thời trong trường hợp đúng là ung thư nhé.

Câu hỏi của phụ huynh N.T.S nhà ở Đồng Tháp:

Bé gái Tôi 3 tuổi bị VA mũi gần 1 năm điều trị nhiều nơi không giảm. Hai tuần trước đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khám khu yêu cầu 2. Bác sĩ Tai Mũi họng chỉ định nạo VA nhưng kq xét nghiệm bé chưa nạo được. Sau đó cho thuốc 1 tuần. Tái khám, sau 1 tuần khám lại kq xét nghiệm vẫn không phẩu thuật được. Bác sĩ tiếp tục cho thuốc 2 tuần. Nhưng đợt này ngày uống 1 lần và đã được 3 ngày. Nhưng bé có biểu hiện nặng hơn ho nhiều mũi tắt và khó chịu khóc nhiều về đêm. Tôi phải làm sao xin tư vấn cho tôi.

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn gồm 2 ý:

  • Thứ 1: VA là khối mô bạch huyết ở sau mũi, nóc vòm, khi bị viêm có thể gây các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi ở trẻ, nếu điều trị thuốc không giảm, bệnh tái đi tái lại thì có thể cần phải phẫu thuật. Vì là phẫu thuật có gây mê nên các bé phải được làm các xét nghiệm tiền phẫu bao gồm xét nghiệm về thành phần máu, chức năng đông máu, nước tiểu. Khi các xét nghiệm này đạt chuẩn đủ điều kiện an toàn phẫu thuật thì sẽ được tiến hành gây mê và phẫu thuật.
  • Thứ 2: Trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sinh hoạt và sinh bệnh, hoặc làm cho bệnh trở nặng. Vì vậy, trong khi đang điều trị mà các bé có dấu hiệu nặng lên thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ tham khám và đưa hướng xử trí phù hợp nhất nhé!

Câu hỏi của phụ huynh P.N.T nhà ở Quận 12:

Bác sĩ cho em hỏi. Con em 10 tuổi tự ráy tai lỡ làm đau sâu bên trong tai. Đến sáng thì con em nói đau tai. Em xem bên trong tai bình thường không có ráy tai mà cháu nói mỗi lần cháu nuốt nước miếng hay hĩ mũi mạnh thì rất đau. Cho em hỏi bé có sao không ạ? Em cám ơn bác.

Trả lơi:

Chào bạn, theo mô tả của bạn thì rất có khả năng cao là hành động ráy tai của cháu đã làm tổn thương các thành phần trong tai của cháu, có thể là ống tai, màng nhĩ,… Ngoài ra, triệu chứng đau tai khi nuốt hoặc hĩ mũi mạnh có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa, viêm Amidan,… Vì vậy, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám, nội soi kiểm tra tình trạng của bé để có hướng điều trị hoặc theo dõi tốt hơn.

Câu hỏi của phụ huynh N.T.A.T:

Chào bác sĩ, con em năm nay bé được 2 tuổi rưỡi, bé bị khàn tiếng cũng gần 1 năm nay, từ lúc bé bị khàn tiếng lười ăn hơn, ít nói, mỗi khi nói chuyện bé có vẻ khó chịu, và nhất là hay bị bệnh về đường hô hấp, bé ho, khò khè, nghẹt mũi, khò thở, xin hỏi bác sĩ con em bị gì ạ? Có cách nào chữa cho bé hết khàn giọng không ạ? Em cám ơn nhiều.

Trả lời:

Chào bạn, khàn tiếng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý của thanh quản và đường hô hấp. Có 2 trường hợp khan tiếng thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Một là, khàn tiếng mới xảy ra là viêm thanh quản cấp, nếu có kèm theo khó thở, thở nhanh, hay tím tái, thở co lõm hõm ức hay các khoảng liên sườn thì là dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý nghiêm trọng vùng thanh quản, cần được can thiệp và xử trí kịp thời.
  • Hai là, con bạn đã khàn tiếng một năm thì đây là tình trạng viêm thanh quản mạn tính. Viêm mạn tính có thể do bé bị viêm VA tái phát, trào ngược họng- thanh quản, và cũng có thể do các bé thường xuyên la hét to, …Cần khai thác thêm nhiều dấu hiệu nữa thì mới có thể kết luận được con bạn khàn tiếng do nguyên nhân gì. Thậm chí, phải nội soi thanh quản để chẩn đoán. Vì thế bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai mui họng, đặc biệt là tai mũi họng nhi để được chẩn đoán, can thiệp chính xác, kịp thời nhé!

Câu hỏi của phụ huynh X.N:

Bé em 2 tuổi, sau khi hết viêm họng cấp từ hồi tết, mũi của cháu nước mũi rất hôi. Mẹ cháu có soi đèn vào mũi thấy 1 bên mũi có cục nhầy nhầy 1 bên mũi. Có hút mũi nhưng Không ra được. Vậy thì trường hợp của bé xin bác sĩ tư vấn:

Trả lời:

Chào bạn, theo mô tả của bạn là bé có triệu chứng chảy mũi hôi, soi đèn thấy 1 cục nhầy ở 1 bên mũi thì có thể khả năng cao là bé có dị vật trong mũi. Dị vật mũi này có thể là cục phấn, đồ chơi, viên bi, … do các bé tinh nghịch, hiếu động tự nhét vào mũi mà lâu ngày không phát hiện gây ra tình trạng viêm mũi chảy mũi hôi như mẹ mô tả. Trường hợp của bé mẹ cần thiết phải đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra mũi kĩ lưỡng xem có dị vật hay không để lấy bỏ dị vật và để điều trị tình trạng chảy mũi hôi cho bé.
BSCK2 Phạm Đoàn Tấn Tài – bv Nhi Đồng 1

Câu hỏi của phụ huynh Đ.T.H nhà ở Gia Lai: 

Chào bác sĩ, bé nhà em được 13 tháng, bị mủ trong tai, bác sĩ ở Gia Lai tai mũi họng chỉ định chích rạnh màng nhĩ để hút mủ. Xin hỏi bác sĩ có nên không ạ?

Trả lời: 

Chào quý thân nhân, Trích rạch màng nhĩ, đặt ống thông nhĩ được chỉ định nhằm hút hết dịch nhầy, mủ trong hòm nhĩ và duy trì sự thông thương giữa khoan hòm nhĩ ra bên ngoài khi viêm tai giữa kéo dài, không đáp ứng điều trị trên 3 tháng, hoặc viêm tai giữa thanh dịch gây ảnh hưởng sức nghe, có biến chứng viêm xương chũm,…

Trích nhĩ, đặt ống thông nhĩ là một kỹ thuật đơn giản trong chuyên ngành Tai Mũi Họng, tuy nhiên cần chẩn đoán đúng mức độ của bệnh, đúng chỉ định, đúng kỹ thuật để kết quả điều trị được tốt nhất.

Thân nhân cần được bác sĩ tư vấn rõ lý do tại sao phải trích nhĩ, hay đặt ống thông nhĩ? Kỹ thuật đó có tai biến, biến chứng gì không?

Câu hỏi của phụ huynh V.T.K.H nhà ở Bình Định: 

Chào bác sĩ. Con em mới được 2 tháng tuổi. Lỗ rò luân nhĩ bị viêm sưng to và tạo mủ. Được cho uống kháng sinh nhưng chưa thấy giảm. Vậy có phải chích rạch thoát mủ không thưa bác sĩ.

Trả lời: 

Chào bạn. Dò luân nhĩ là đường dò bẩm sinh, lành tính. Có 2 diễn tiến:

1. Nếu không viêm nhiễm có thể để yên, không can thiệp

2. Nếu sưng viêm phải điều trị nội khoa hoặc kết hợp rạch áp xe dò luân nhĩ nếu không đáp ứng với nội khoa đơn thuần. Khi điều trị nội khoa ổn định, lên kế hoạch mổ lấy trọn đường dò tránh tái phát. Thường chờ bé lớn trên 10kg để mổ.

Xem thêm:

 

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhi viêm phổi

Hỗ trợ điều trị giảm cơn ho cho trẻ hiệu quả bằng 2 biện pháp đơn giản

Tống đờm ra ngoài cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Giảm cơn ho cho trẻ hiệu quả bằng 2 biện pháp đơn giản

Trẻ bị viêm mũi họng cấp – nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh

Dùng thuốc ho cho trẻ – nguy hiểm chết người

Review top thuốc long đờm cho trẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare