Bé mới sinh đã mọc mụn li ti trên mặt – Phải làm gì ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thu Phương – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long :
Thiên thần bé nhỏ luôn là niềm hạnh phúc của cả gia đình nhưng cũng mang theo nhiều lo lắng. Khi trên mũi, quanh miệng, trán, má bé xuất hiện các mụn đầu trắng nhỏ li ti, bố mẹ có thể sẽ băn khoăn: Đây là gì? Có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Ban hạt kê (Milia) bố mẹ nhé! Đừng lo.

Trung bình, cứ 10 trẻ mới sinh thì có 4- 5 bé bị ban hạt kê (hay còn gọi là mụn kê). Chúng là các túi nhỏ chứa các mảng chất sừng, do các ống tuyến nằm dưới da bị tắc nghẽn gây nên. Có sự tắc nghẽn này là do da bé chưa trưởng thành.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường bị kê vẫn chưa được làm rõ, nhưng có thể là do:

Trẻ sơ sinh nhận được hormone từ mẹ thông qua sữa mẹ. Hormone này kích thích tuyến dầu phát triển mạnh hơn, làm tăng tiết bã nhờn nhiều hơn, gây tắc lỗ chân lông.
Lỗ chân lông của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên các tế bào da, bụi bẩn và bã nhờn dễ dàng ẩn nấp và cư trú ở đó hơn
Ban hạt kê (mụn kê) là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Chúng có thể tự biến mất sau vài tuần nếu được da mặt bé được vệ sinh đúng cách

Mụn kê ở bé thường sẽ tự biến mất sau 3 -4 tuần mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý những điểm sau để giữ vệ sinh da bé thật sạch. Đây là điều quan trọng để khiến mụn kê biến mất:

1. Khâu tắm rửa, vệ sinh da mặt cho bé mỗi ngày là quan trọng nhất. Với bé bị lên mụn kê, nên cho trẻ tắm với nước sạch hoặc sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh.
2. Tránh tắm các loại lá theo dân gian, bởi nó ẩn chứa nhiều rủi ro, có thể gây viêm nhiễm nặng hơn

3. Cố gắng giữ da mặt bé khô thoáng, nếu bé ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi

4. Luôn rửa tay mình sạch sẽ khi chạm vào mặt em bé

5. Không chà xát, bóp hoặc nặn mụn

6. Tránh thoa kem dưỡng da hoặc dầu lên da mặt bé; bởi nó sẽ càng làm lỗ chân lông của bé bị tắc nghẽn nhiều hơn

7. Tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người đang bị nhiễm trùng ở da

8. Trẻ bị kê không cần bôi thuốc cũng tự khỏi. Đôi khi một số loại thuốc có thể gây dị ứng trên da; do đó việc bôi thuốc không được khuyến khích.

Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng, mụn kê trên làn da bé vẫn còn nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.

Ở một số trẻ, do không được giữ vệ sinh da đúng cách, mụn kê có thể phát triển thành mụn trứng cá, làm xấu da bé ngay từ khi còn nhỏ. Mụn lúc này trông ửng đỏ và có mủ bên trong. Cần phải đưa bé đến gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp

Vinmec health care system

Xem thêm:

Mụn hạt kê (milia) ở trẻ sơ sinh có đáng ngại?

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

BỆNH CHÀM Ở TRẺ SƠ SINH, LÀM SAO ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

Hướng dẫn mẹ chọn tã bỉm khô thoáng, ít hăm, an toàn cho bé

ĐIỀU TRỊ HĂM TÃ DO NHIỄM NẤM

CÁCH CHỮA HĂM TÃ CHO BÉ HIỆU QUÁ BẰNG MẸO THUỐC DÂN GIAN

Chăm sóc trẻ khi mẹ đi làm trở lại sau sinh

BỆNH CHÀM Ở TRẺ SƠ SINH, LÀM SAO ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

🎯CHĂM SÓC RỐN Ở TRẺ SƠ SINH 

Sự thật về bớt xanh hay còn gọi chàm mông cổ ở trẻ sơ sinh

ĐIỀU TRỊ HĂM TÃ DO NHIỄM NẤM

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*